Đài Loan phát triển UAV tự sát, tên lửa hành trình răn đe Trung Quốc

(khoahocdoisong.vn) - Đài Loan đang phát triển hai nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) mang bom tự sát, như là vũ khí răn đe chống lại áp lực tấn công tiềm năng của Hải quân Trung Quốc.

The National Interest đăng bài bình luận của chuyên gia quân sự David Axe về sự phát triển của các UAV mang bom tự sát Đài Loan. Theo tác giả, Đài Loan dự kiến phát triển các UAV tự sát này như là vũ khí răn đe đối với nguy cơ tấn công từ Quân đội Trung Quốc.

Nguyên mẫu chiếc UAV mang bom tự sát mới được giới thiệu vào tháng 08.2019 tại Triển lãm Công nghệ Hàng không & Vũ trụ Đài Bắc. Đây là triển lãm mở hai năm một lần tại thủ đô của Đài Loan.

UAV tự sát này có cấu trúc thiết kế rất giống với drone nhỏ phóng bằng tay rất phổ biến trong lực lượng vũ trang Mỹ. Một nguyên mẫu khác dựa trên thiết kế UAV chống radar Har Harpy của Israel.

UAV mang bom tự sát về cơ bản là tên lửa hành trình cỡ nhỏ, có giá thành hạ, có khả năng bay lượn tìm mục tiêu. Thông thường, UAV tự sát được trang bị đầu tự dẫn tìm kiếm mục tiêu đơn giản. Các phi công  điều khiển từ xa có thể lái UAV đến mục tiêu theo ý đồ chiến thuật cụ thể.

Trong chiến tranh Trung Đông, UAV tự sát thường phát triển từ các UAV thương mại, mang theo một đầu đạn nhỏ cỡ đạn cối, hoặc đạn chống tăng.

Trang web tin tức hàng không quân sự Alert 5, UAV tự sát (được đặt tên là Fire Cardinal), giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm thương mại Đài Bắc là UAV tấn công mặt đất.

Fire Cardinal có chiều dài khoảng 4 feet (1,2 m), sải cánh 6 feet (1.8 m) và nặng khoảng 15 pounds (6,8 kg). Theo Alert 5, UAV có thiết bị trinh sát, tìm kiếm mục tiêu là cảm biến quang điện tử và hồng ngoại, bộ phận lựa chọn mục tiêu, theo trang Alert 5 là “hệ thống phát hiện đối tượng thông minh”.

Máy bay không người lái tấn công mặt đất Fire Cardinal của Đài Loan. Ảnh Alert 5

Máy bay không người lái tấn công mặt đất Fire Cardinal của Đài Loan. Ảnh Alert 5

Alert 5 không có thông tin về phạm vị hoạt động của UAV Fire Cardinal, nhưng UAV có kích thước tương đương với máy bay không người lái tình báo - giám sát Puma của quân đội Mỹ. Những UAV cánh quạt Puma có thể hoạt động trong khoảng cách 10 dặm (16 km), trên độ cao 500 feet (152 m), vận tốc tối đa khoảng 50 dặm một giờ (80 km/h). Do UAV Puma điều khiển bằng tín hiệu radio, nên có thể giả định chiếc Fire Cardinal có công nghệ thua sút so với Mỹ, dù có kích thước tương đương.

Lực lượng bộ binh trên tuyến phòng ngự gần tuyến chiến đấu của kẻ thù có thể phóng nhiều UAV Fire Cardinal để tấn công chế áp hệ thống phòng không tầm thấp của đối phương.

Chiến thuật tấn công bằng UAV tự sát đã được các tay súng Hồi giáo cực đoan Trung Đông thực hiện rất nhiều lần. Tháng 01.2018, lực lượng Hồi giáo cực đoan đã phóng 10 UAV vũ trang tấn công căn cứ không quân của Nga ở miền tây Syria. Lực lượng thánh chiến cũng phóng 3 UAV vũ trang tấn công hải cảng quân sự Nga ở Tartus gần đó.

Điện Kremlin tuyên bố, hệ thống phòng không Pantsir-S bắn hạ 7 UAV, đơn vị tác chiến điện tử Nga đã hack và ép hạ cánh 6 UAV khác.

Các nhà quân sự Đài Loan dự kiến phát triển các UAV tự sát khác của Đài Loan để tấn công hệ thống phòng không đối phương. UAV Chien Hsiang được giới thiệu lần đầu tiên năm 2017 tại triển lãm thương mại Đài Bắc. UAV này có cấu trúc thiết kế tương tự như chiếc UAV Harpy dài 8 feet (2,4m) của Israel. Những chiếc Harpy là các máy bay – tên lửa hành trình được trang bị đầu đạn nặng 70 pound (32 kg), bay biển với tốc độ 115 dặm (185 km/h) trên khoảng cách gần 300 dặm (483 km).

Máy bay không người lái chống radar Chien Hsiang của Đài Loan. Ảnh Alert 5

Máy bay không người lái chống radar Chien Hsiang của Đài Loan. Ảnh Alert 5 

Bộ Tư lệnh Tên lửa và Phòng không Không quân Đài Loan cho biết sẽ đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD phát triển UAV Chien Hsiang, và dự kiến sẽ đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu vào đầu những năm 2020.

Trang UAS Vision dẫn nguồn truyền thông Đài Bắc cho biết: “các UAV chống radar sản xuất trong nước có thể phát hiện và tấn công các trạm radar trên chiến hạm đối phương, các trạm radar bờ biển hoặc các nguồn sóng điện từ phát ra từ các hệ thống vũ khí đối phương. UAV tự sát của Đài Loan có thể tấn công tất cả các trạm radar dọc bờ biển phía đông nam Trung Quốc.

Đài Loan hy vọng các UAV tự sát có thể chống lại một cuộc tấn công của Trung Quốc. Theo những tính toán ban đầu, để tiến hành cuộc tấn công thống nhất Đài Loan, quân đội Trung Quốc có thể tập trung hàng nghìn máy bay chiến đấu, hàng trăm tàu chiến và hàng trăm nghìn binh sĩ.

Hiện nay, quân đội Đài Loan có khoảng gần 300 máy bay chiến đấu, vài chục chiến hạm và khoảng 100.000 quân nhân. Hòn đảo này gấp rút phát triển tên lửa hành trình và máy bay không người lái để tăng cường khả năng phòng thủ.

Hệ thống các tên lửa đạn đạo và hành trình của Đài Loan. Ảnh truyền thông Đài Bắc

Hệ thống các tên lửa đạn đạo và hành trình của Đài Loan. Ảnh truyền thông Đài Bắc

Ngày 04.08.2019, truyền thông Đài Loan cho biết, Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Chung-Shan đang hoàn thiện quá trình phát triển tên lửa hành trình Yun Feng để chuyển sang sản xuất loạt.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, DC, tên lửa tấn công mặt đất siêu thanh này được phát triển từ những năm 1990, có tầm bắn đến 1.200 dặm (1932 km), cho phép Đài Loan tấn công nhiều căn cứ không quân, hải cảng và các cơ sở kinh tế, quân sự khác của Trung Quốc.

Đài Bắc hiện đang bắt đầu sản xuất khoảng 20 tên lửa siêu thanh Yun Feng và 10 xe phóng đạn cơ động. Truyền thông Đài Loan cho biết, việc phát triển tên lửa hành trình hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan nghiên cứu khác nhau thuộc Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia.

Ngoài ra, Đài Loan cũng đang nỗ lực phát triển các tên lửa hành trình phóng từ trên không, tự lực sản xuất động cơ đẩy theo nguyên mẫu động cơ J85 của Mỹ để có thể thực hiện các đòn tấn công từ trên không.

David Axe là biên tập viên quốc phòng của trang The National Interest. Ông cũng là bình luận viên thường xuyên của các trang War Fix, War Is Bored và Machete Squad.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top