Tên lửa Taurus là một trong những tên lửa hành trình không đối đất tầm xa của không quân Đức, được phát triển theo hướng cho phép các máy bay chiến đấu tấn công mục tiêu mà không đi vào vùng tác chiến của phòng không đối phương.
Taurus sử dụng công nghệ tàng hình, động cơ phản lực cho tốc độ cực đại Mach 1, trang bị cho các máy bay NATO như Tornado , Eurofighter Typhoon , Gripen , F / A-18 và F-15K. Tên lửa có tầm bắn 500 km, có khả năng phá hủy các mục tiêu mặt đất, hầm ngầm, công trình phòng thủ kiên cố...
Tên lửa này do Công ty Taurus Systems - liên doanh giữa tập đoàn LFK-Lenkflugkorpersysteme (EADS / MBDA) (chiếm 67%) và Saab-Bofors Dynamics (chiếm 33%) - phát triển và sản xuất.
Đầu đạn của được lắp đặt lượng nổ kép nặng 500 kg (1.100 lb), có tên gọi là Mephisto ( Multi-Efinf Penetrator HIghly Sophussy và Target Optimised). Đầu đạn hoạt động theo nguyên tắc xuyên phá đa hiệu ứng, đầu đạn thứ cấp ban đầu để phá vỡ bề mặt và dọn đất đá, cho tên lửa sử dụng động năng xuyên phá bê tông. Một ngòi nổ chậm có thể kiểm soát và hiệu chỉnh kích nổ đầu đạn chính phá hủy hầm ngầm, công trình phòng thủ vững chắc.
Tên lửa nặng khoảng 1.400 kg (3.100 lb), có chiều rộng đến 1 mét (3,3 ft). Mục tiêu tấn công là lô cốt vững chắc, sở chỉ huy, kiểm soát và điều hành tác chiến, các trung tâm truyền thông, hạ tầng sân bay bến cảng, hệ thống phòng thủ tên lửa AMS, kho tàng quân sự, chiến hạm trong cảng hoặc trên biển, các công trình giao thông và dân sự.
Tên lửa cũng được trang bị cơ chế tự vệ chống đánh chặn bằng vũ khí phòng không và chống tác chiến điện tử. Theo đó, tên lửa sẽ được lập trình hệ thống tự dẫn tới mục tiêu, vị trí phòng không và quỹ đạo đường bay trên địa hình.
Khi được phóng, tên lửa sử dụng đường bay ôm theo hình đúng địa hình độ cao thấp, tự dẫn bằng các hệ thống INS , IBN , TRN và GPS tới gần mục tiêu. Đầu tự dẫn có khả năng điều khiển tên lửa bay trên khoảng cách rất dài không cần sự hỗ trợ của hệ thống định vị vệ tinh GPS.
Khi đến khu vực mục tiêu, tên lửa chuyển từ chế độ hành trình bay thấp, leo lên độ cao cần thiết để có thể xác định chính xác và tấn công mục tiêu từ trên xuống. Trên đường bay hành trình, đầu tự dẫn sử dụng camera quang ảnh nhiệt phân giải cao ( ảnh hồng ngoại) trong hệ thống IBN (dẫn đường so sánh hình ảnh địa hình) và tấn công mục tiêu trong điều kiện không có hệ thống GPS.
Tên lửa sẽ so sánh hình ảnh thu được từ camera với mô hình mục tiêu 3D trên bản đồ số hóa theo thuật toán so sánh tương quan kỹ thuật số (Digitized Scene-Mapping Area Correlator - DSMAC ). Trong các tình huống phức tạp khác nhau, đầu tự dẫn sẽ sử dụng các hệ thống khác nhau. Ưu điểm tiến bộ là nếu có nguy cơ thiệt hại cho khu vực dân cư , tên lửa sẽ tự lái đến điểm chạm được chỉ định trước nhằm trách khả năng gây ra thương vong lớn ngoài ý muốn.
Cận cảnh máy bay chiến đấu Đức phóng tên lửa hành trình Taurus. Video Bundeswehr