Đại học nghiên cứu – trọng tâm của xã hội tri thức

(khoahocdoisong.vn) - Các trường đại học nghiên cứu là một phần không thể tách rời của giáo dục đại học và môi trường toàn cầu. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho tiềm năng hợp tác giữa Liên hiệp Hội với Đại học.

Đại học nghiên cứu ở Việt Nam sẽ là xu thế

Tại buổi Hội thảo Thúc đẩy hợp tác giữa hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHH) với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng cho biết, không có nhiều tổ chức ở Việt Nam có lợi thế như LHH.

Đó là, trong tổng số 3,7 triệu hội viên, thì có khoảng 2,2 triệu trí thức, trong đó có 33% trình độ sau đại học, 62% đại học.

Vậy làm thế nào để thúc đẩy được sự hợp tác giữa LHH với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp, để nguồn tài nguyên trí thức này không bị lãng phí?

Theo PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, một trong những điều kiện thuận lợi cho tiềm năng hợp tác giữa LHH với Đại học là xu thế thúc đẩy hình thành các đại học nghiên cứu ở Việt Nam.

Các trường đại học nghiên cứu là một phần không thể tách rời của giáo dục đại học và môi trường xã hội toàn cầu. Thực tế chủ yếu trong thế kỷ 21 của giáo dục đại học toàn thế giới là hiện tượng đại chúng hóa, là vai trò của khu vực tư nhân và tư nhân hóa giáo dục đại học công.

Các trường đại học nghiên cứu là những tổ chức trọng tâm trong mọi xã hội tri thức và công nghệ. Và vì đây được xem là cốt lõi của một hệ thống giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế, nên tương lai sẽ khá sáng sủa.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh cho biết, theo kế hoạch của Chính phủ sẽ xây dựng các trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam.

Về đội ngũ giảng viên sẽ có trình độ tiến sĩ trên 75% đây là điều kiện thuận lợi cho tiềm năng hợp tác giữa LHH và đại học.

Doanh nghiệp rất muốn tận dụng nguồn tri thức dồi dào 

Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L cho biết, doanh nghiệp hiện nay cũng đang rất muốn được tận dụng nguồn tri thức dồi dào của các nhà khoa học ở các viện, trường.

Từ đó có thể ứng dụng vào các sản phẩm, áp dụng vào đời sống, kinh doanh, thay vì chúng ta phải nhập các giải pháp của nước ngoài.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tận dụng nguồn tri thức ở trong nước để làm được việc đó. Và rất mong muốn được phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu để có thể triển khai.

Tuy nhiên, ông Dũng chia sẻ, việc hợp tác này gặp nhiều rào cản. Và rào cản lớn nhất là vấn đề cơ chế.

Thực tế, khi tới các trường đại học hay các viện nghiên cứu đề xuất phối hợp để triển khai một dự án, đề tài, thì ngay từ bước đầu đã gặp cản trở. Đó là cơ chế hợp tác là như thế nào, bản quyền của việc nghiên cứu thuộc về ai, thuộc về cá nhân nhà khoa học, thuộc về viện nghiên cứu chủ quản hay thuộc về doanh nghiệp? Và chúng ta chưa có một cơ chế nào để phân định rõ ràng việc nghiên cứu khoa học ấy.

Ông Dũng cho biết, công ty của ông rất muốn phối hợp, ví dụ như với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, và có kinh phí để tài trợ cho những dự án, đề tài. Tuy nhiên, vấp phải vấn đề là khi tài trợ như vậy thì sau khi sản phẩm khai thác thương mại rồi thì sẽ thuộc về ai?

Xuất phát từ điều đó, đa phần sẽ dẫn tới một kết quả không mong muốn là dẫn tới việc hợp tác cá nhân, không chính thống. Vô hình trung ta không tập hợp được nguồn lực ở viện và cả tập thể.

Một điều nữa về mặt rào cản, khi doanh nghiệp muốn hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường ĐH thì mục đích cuối cùng vẫn phải có lợi nhuận, phải nhìn thấy mình được gì khi đầu tư. Chứ còn không nhìn thấy lợi nhuận thì không làm.

“Từ đây, tôi rất mong muốn LHH có thể tạo dược một sân chơi đưa ra các đề bài, tập hợp được các ý kiến để tạo ra được một chương trình tổng quát.

Ví dụ như với Hội Thư viện VN sẽ đưa ra những bài toán chung cho tất cả các thư viện VN liên quan tới chuẩn hóa, chia sẻ dữ liệu, tới các chính sách cho kinh phí thư viện. Sau đó chia sẻ lại cho doanh nghiệp, doanh nghiệp lại chia sẻ lại từ đó tạo thành một nhóm và đưa ra được một chương trình hành động cụ thể.

"Có một tiềm năng nữa trong việc hợp tác giữa LHH, đó là hiện nay, nhu cầu đào tạo sau đại học ở các trường đại học nghiên cứu, các viện và các tập đoàn doanh nghiệp rất lớn. Sự hợp tác có thể ở các lĩnh vực về phân tích, đánh giá, vận động chính sách, phản biện xã hội, quản trị xã hội có sự tham gia của các tổ chức xã hội…", PGS.TS Đặng Ngọc Dinh.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top