Đại biểu QH: Cần trăn trở trước hình ảnh học sinh đi bộ hơn 4 tiếng tìm sóng để học

(khoahocdoisong.vn) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, các cấp, các ngành cần phải suy nghĩ và trăn trở trước hình ảnh học sinh đi bộ hơn 4 tiếng để tìm sóng học bài.

Trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đã đánh giá cao những nỗ lực của ngành giáo dục trong việc dạy học trực tuyến giai đoạn phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, hình ảnh các em học sinh miền núi, dân tộc thiểu số phải vất vả tìm nơi có sóng để học online cần phải suy nghĩ, trăn trở.

Học sinh Giàng A Anh là người dân tộc Mông, ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải - Yên Bái học từ xa dù không có điện lưới.

Học sinh Giàng A Anh là người dân tộc Mông, ở bản Háng Tày xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải - Yên Bái học từ xa dù không có điện lưới.

Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) chia sẻ, đã rất xúc động trước hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao trèo đèo, lội suối đến tận nhà, tận bản các học sinh khi không có đủ điều kiện học online để mang bài cho các em. 

Các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ để đến những nơi có sóng điện thoại để kịp thời ôn tập chương trình tốt nghiệp là những hình ảnh mà các cấp, các ngành chúng ta cũng cần phải suy nghĩ và trăn trở.

Đại biểu Dương Minh Ánh đánh giá, qua việc giảng dạy trực tuyến, điều chúng ta nhận thấy rất rõ đó là sự chuyển biến về năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thầy cô giáo trong toàn bộ hệ thống giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Đây là mặt tích cực cần phát huy trong thời gian tới.

Đồng quan điểm với đại biểu Dương Minh Ánh, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, ngành Giáo dục đã có bước chuyển ngoạn mục trong việc tổ chức dạy học online trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.

Đến nay, dạy học online đã trở thành một hoạt động thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò, không chỉ ở trên lớp mà ở tất cả các thời điểm trong ngày.

Đại biểu Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) cũng đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục đã có sự chủ động rất lớn để ứng phó với dịch bệnh.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ các nhà trường dạy học trên internet, trên truyền hình; phối hợp tốt với Bộ Y tế có những quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong trường học, nhất là khi học sinh đi học trở lại.

“Trong khi nửa tỷ học sinh trên thế giới phải nghỉ học do lo ngại dịch Covid-19 thì Bộ GD&ĐT đã thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” và thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa đảm bảo kế hoạch năm học.

Trong khi nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ phải hủy kỳ thi tốt nghiệp do dịch bệnh thì Bộ GD&ĐT đã đưa ra được phương án phù hợp”, đại biểu Quách Thế Tản nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top