Đã tiêm phòng rồi nhưng tiêm bổ sung có sao không?

Trường hợp tiêm phòng trễ, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiêm bổ sung tại các phòng khám trong bệnh viện. Trường hợp cha mẹ không nhớ đã tiêm đủ mũi cho trẻ chưa có thể cho trẻ tiêm bổ sung, miễn là mũi tiêm bổ sung cách mũi tiêm gần nhất ít nhất 30 ngày.

Hỏi: Con tôi 2 tuổi, hồi nhỏ tôi đã cho cháu tiêm phòng sởi rồi nhưng có lần đến đợt tiêm thì cháu sốt nên tôi không cho tiêm nữa. Sau này do bận công việc, tôi không biết đã tiêm đủ mũi cho cháu chưa, lỡ tiêm rồi mà tiêm lại sợ không tốt. Bây giờ con tôi có nên tiêm bổ sung không vì cháu đã lớn và không thấy bệnh tật gì.

Vi Thúy Vân (Cầu Giấy, Hà Nội)

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, PGĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, sởi là một trong những căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra những nguy hại về sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Chính vì thế, biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh sởi, đó là tiêm phòng.

Để phòng sởi một cách hiệu quả, cha mẹ nhất thiết nên đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng uy tín để tiến hành cho trẻ tiêm vắcxin phòng sởi. Trẻ nhỏ sẽ tiếp nhận tiêm mũi đầu tiên khi được 9 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi.

Trường hợp tiêm phòng trễ, cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiêm bổ sung tại các phòng khám trong bệnh viện. Trường hợp cha mẹ không nhớ đã tiêm đủ mũi cho trẻ chưa có thể cho trẻ tiêm bổ sung, miễn là mũi tiêm bổ sung cách mũi tiêm gần nhất ít nhất 30 ngày.

Hiện nay ngành y tế Hà Nội đã sử dụng phần mềm tiêm chủng quốc gia, cán bộ y tế có thể rà soát các mũi tiêm  cho các cha mẹ, vì vậy cha mẹ có thể nhờ cán bộ y tế kiểm tra để biết cháu đã tiêm chưa hay rồi.

KT (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top