<div> <p>Đây là chia sẻ của Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khi trả lời phóng viên<em> Infonet</em> về tập tục <em><strong>cúng dâng sao giải hạn</strong></em> đang được nhiều người dân thực hiện.</p> <p><em>Những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình đã bỏ ra không ít thời gian, tiền bạc cúng dâng sao giải hạn cầu mong một năm mới nhiều thuận lợi, tránh vận xui rủi. Thầy có thể giải thích việc này có nguồn gốc từ đâu?</em></p> <p><strong>Thượng tọa Thích Nhật Từ:</strong> Nguồn gốc cúng dâng sao giải hạn là một tập tục có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, nó không phải là chủ trương của đạo Phật.</p> <p>Về bản chất, nguyện vọng giải hạn là điều mà chúng ta đáng trân trọng. Giải hạn nghĩa là chúng ta tháo bỏ khỏi những khó khăn mà năm cũ chưa kết thúc. Và cách thức giải hạn theo đạo Phật phải phù hợp với nhân quả về mặt khoa học.</p> <p>Như vậy muốn giải hạn phải hiểu bản chất khổ đau nằm ở chỗ nào, khoanh vùng nó lại và có phương pháp đúng để vượt qua. Cho nên Phật giáo cho rằng nếu chỉ đơn thuần dừng lại ở muốn thuận lợi qua sự cung thỉnh thì không giải quyết được vấn đề mà phải có phương pháp.</p> <p>Còn về sao thì văn hóa Trung Hoa sai lầm khi cho rằng có 28 vì sao chiếu mạng. Cái họ gọi là sao thực ra là những hành tinh gắn kết với hệ mặt trời mà chúng ta đang sống hoặc là các hệ mặt trời bên ngoài, do đó Phật giáo cho rằng quan điểm “có 28 ngôi sao chiếu mạng” là rất sai lầm, không thể chấp nhận được.</p> <p><em>Theo cách lý giải của thầy thì cúng sao giải hạn “không giải quyết” căn nguyên vấn đề nếu như chúng ta không thực hiện dựa trên quy luật nhân quả một cách khoa học? </em></p> <p><strong>Thượng tọa Thích Nhật Từ: </strong>Đạo Phật khuyên chúng ta rằng không nên sợ năm xui, tháng hạn, ngày tốt ngày xấu… vì những cái đó không có thật. Trong cuộc sống có nghịch duyên và thuận duyên, có ngày thuận, ngày nghịch. Muốn có kết quả tốt thì chúng ta nên tạo thuận duyên để có kết quả như sự trông đợi.</p> <p>Theo quan điểm của Phật giáo việc cúng dâng sao giải hạn là một hoạt động mê tín, người ta cứ nghĩ rằng có một lực lượng siêu nhiên, các chòm sao quản lý vận mệnh tốt xấu, hạnh phúc khổ đau của con người cho nên để tạo tâm lý trấn an người ta làm hài lòng các thần linh đó bằng cách cúng kính. Theo Phật giáo điều này không giải quyết được vấn đề.</p> <p>Bởi theo đạo Phật, các thần linh không có thật. Những người cúng dâng sao giải hạn là do họ thiếu hiểu biết các quy luật cuộc sống và các quy luật nhân quả. Cho nên mua sự trấn an tâm lý bằng việc cúng sao là không phù hợp.</p> <p>Cho nên tốt nhất là không nên sợ hãi những vấn đề này nữa. Số phận thất bại hay thành công, hạnh phúc hay khổ đau đều do lối sống, hành vi sống, nghề nghiệp sống của chúng ta … Theo tôi, tốt nhất mình sống hãy tôn trọng luật pháp, đạo đức, phát triển lương tâm thì không có sợ gì mà phải đi cầu khẩn các lực lượng thánh thần để trấn an tâm lý. Sống tốt không có sợ và làm việc nghĩa, việc tốt thì Tâm mình sẽ an.</p> <p><em>Gần đây, việc cúng dâng sao giải hạn còn được thực hiện ở các nhà chùa. Theo thượng tọa, điều này có đúng không? </em></p> <p><strong>Thượng tọa Thích Nhật Từ: </strong>Ở chùa không có tập tục dâng sao, chùa nào làm việc đó là chưa phù hợp với chủ trương của đạo Phật.</p> <div> </div> <p>Các chùa vào hôm nay (ngày mùng 8 tháng Giêng) chủ trương chính vẫn là cầu an. Cầu an gồm có 3 nội hàm: Cầu hòa bình thế giới- tránh chiến tranh xung đột, vũ trang; thứ hai cầu đất nước hòa bình độc lập chủ quyền thịnh vượng, phát triển và thứ ba là cầu cho mọi người, mọi gia đình đều được bình an.</p> <p>Nguyện ước đó là nhu cầu tâm lý rất cần thiết, giữa con người với nhau, mưu cầu những điều tốt lành… Phật giáo nhân những ngày này thay vì giống như những người đi theo các tôn giáo khác cúng dâng sao giải hạn thì Phật giáo tổ chức cúng cầu an ở nhiều chùa hướng về ba nội dung chính đó.</p> <p>Tôi nghĩ rằng nguyện ước đó cần được thực hiện một cách tập thể để hạn chế chiến tranh, xung đột, bạo lực, bạo động, khủng bố,...</p> <p>Giống như năm nay, chỉ trong mấy ngày Tết thôi cũng đã có tới hàng ngàn người đánh nhau. Điều này rất tệ hại. Mình cầu cho cái Tâm được bình an để chúng ta không gây sự với người khác, mà lỡ bị người khác gây sự thì cũng không có đối đáp một cách thiếu thông minh tạo sự hài hòa trong mối quan hệ gia đình, xã hội, cộng đồng tốt đẹp.</p> <p>Như vậy, về bản chất cúng cầu an khác hoàn toàn với cúng dâng sao giải hạn.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td class="pic"><img src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/13/cungsaogiaihancohieu_qua.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="caption">Lên chùa cầu an (ảnh minh họa)</td> </tr> </tbody> </table> <p><em>Để vượt qua những vận hạn, theo thầy chúng ta nên làm gì thay vì chỉ trông chờ vào việc cúng dâng sao giải hạn?</em></p> <p><strong>Thượng tọa Thích Nhật Từ: </strong>Về giải hạn, theo đạo Phật thứ nhất con người phải đối diện với thực tại với đau khổ, niềm đau với khó khăn thử thách.</p> <p>Thứ hai phải khoanh vùng nguyên nhân tạo ra nó.</p> <p>Thứ ba tin tưởng rằng mình giải quyết được nó. Và thứ tư là có giải pháp đúng. Giải pháp đúng ở đây được chia làm 3 trụ cột: Thứ nhất tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng đạo đức để khắc phục hậu quả và thứ ba là tu tập, thiền định để làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi, lối sống. Ba giải pháp này giúp cho mình có khả năng giải quyết các vấn đề, nếu không dứt điểm cũng ít nhất khống chế được mức độ tốt đẹp.</p> <p>Về bản chất giải hạn, Phật giáo gọi đó là chướng nghiệp. Ví dụ một người nào đó lỡ trộm cắp do lúc đó thiếu hiểu biết hoặc có lòng tham mà trị giá của món đồ trộm cắp khoảng 5 triệu đồng (cách đây 10 năm) bây giờ quy đổi trị giá tương đương 15 triệu thì mình phải cúng dường tương đương số tiền đó để nghiệp xấu được giải thoát.</p> <p>Như vậy giải hạn phải chiếu vào trong cuộc sống thực tiễn, các hoạt động có giá trị cho nhân sinh. Nếu mình làm điều tốt cao hơn, nhiều hơn, lớn hơn nghiệp xấu thì sau khi triệt tiêu cái còn lại là kết quả…</p> <p>Giải hạn như thế đặt ra sự hiểu biết về nhân quả, không sợ hãi, không mưu cầu, không mặc cả gì hết mà là một hành động mang tính nhân văn thì lúc đó mới giải quyết được vấn đề.</p> <p><em>Xin cảm ơn thượng tọa đã dành cho Infonet cuộc trò chuyện ý nghĩa!</em></p> <div>N. Huyền (thực hiện)</div> </div> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cúng dâng sao giải hạn: Quan điểm có '28 ngôi sao chiếu mạng” là rất sai lầm!
(Khoahocdoisong.vn) - Những người cúng dâng sao giải hạn là do thiếu hiểu biết các quy luật cuộc sống và các quy luật nhân quả.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.
Nuốt nghẹn, người đàn ông phải tái tạo hầu–thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi
Ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 35%.