Cụ ông ở Hải Phòng "sống lại" thần kỳ: Tâm sự xúc động của người vợ

"Tâm lý 'còn nước còn tát', chúng tôi đặt hết niềm tin vào các bác sĩ, đồng ý tiếp tục các can thiệp chuyên sâu cho ông ấy dù cơ hội cải thiện rất thấp. Không ngờ, điều kỳ diệu đã xảy ra,..." người vợ xúc động kể.

Trường hợp ông Nguyễn Đức Nam, 77 tuổi, trú phố Dân Lập, quận Lê Chân, TP Hải Phòng, hồi sinh sau 63 ngày điều trị tại BV Việt Tiệp, Hải Phòng dù đã ngừng tuần hoàn trong 2 giờ trở thành tâm điểm chú ý dư luận suốt những ngày qua.

Vợ chồng ông Nam xúc động chia sẻ lại về đại nạn của ông. Ảnh Vietnamnet

Vợ chồng ông Nam xúc động chia sẻ lại về đại nạn của ông. Ảnh Vietnamnet

Trao đổi trên Sức khỏe và Đời sống, bà Nguyễn Thị Bích (75 tuổi, vợ ông Nam) xúc động kể: Hôm đó là 10 giờ ngày 21/10/2022, ông Nam kêu tức ngực, chân tay lạnh toát mồ hôi, vệ sinh cá nhân khó khăn và có dấu hiệu mất kiểm soát hành vi. Thấy bất thường, gia đình vội gọi xe cấp cứu và đưa ông đến viện Việt Tiệp. Tại đây, qua thăm khám, ông ngay lập tức được đặt stent nhưng không có dấu hiệu lạc quan.

Cùng ngày hôm đó, thấy nhịp tim người bệnh đã ngừng đập, đồng tử giãn, hy vọng cứu sống vô cùng mong manh, các bác sĩ có trao đổi cho gia đình nắm được tình hình bệnh. Sau khi họp và thống nhất, gia đình đã xin đưa ông về nhà. Đến 17 giờ ngày 21/10/2022, chồng tôi được đưa về nhà. Lúc này, người ở nhà cũng đã cùng họ hàng, hàng xóm chuẩn bị các bước hậu sự cho ông ấy.

Kỳ lạ thay, khoảng gần 2 tiếng sau, ông Nam có dấu hiệu thở oxy đều; trên màn hình monitor của bệnh viện vẫn cắm theo dõi cho ông cũng bất ngờ báo có tim đập trở lại, huyết áp tăng lại nên gia đình vừa mừng vừa ngạc nhiên, vội gọi xe cấp cứu đưa chồng tôi trở lại bệnh viện Việt Tiệp.

Ông ấy được đưa vào cấp cứu tại Khoa Hồi sức Theo yêu cầu. Tại đây, ông vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn 5mm, mất hết các phản xạ, vân tím rải rác toàn thân…và vẫn rất nặng, khả năng duy trì sự sống thấp nên các bác sĩ có trao đổi với chúng tôi về hướng xử lý ca bệnh này.

Tâm lý "còn nước còn tát" nên chúng tôi đặt hết niềm tin vào các bác sĩ, đồng ý tiếp tục các can thiệp chuyên sâu cho ông ấy dù cơ hội cải thiện rất thấp. Không ngờ, điều kỳ diệu đã xảy ra, qua 63 ngày điều trị tại bệnh viện với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, sự quan tâm của đội ngũ y bác sĩ cùng sự chăm sóc tận tình của gia đình, và khát vọng sống của bản thân, ông nhà tôi đã dần hồi phục, có ý thức trở lại. Sau khi hồi tỉnh và giành lại được sự sống, nghe gia đình kể lại hành trình đó của mình, ông Nam chỉ cười".

Bày tỏ cảm xúc về "đại nạn" vừa vượt qua, cụ ông Nguyễn Đức Nam xúc động tâm sự: "Tôi may mắn được trở lại khỏe mạnh, sống cùng gia đình vợ con, tôi rất vui và cảm thấy rất trân quý cuộc sống hiện có của mình, trân trọng gia đình vợ con, sức khỏe bản thân hơn. Điều đặc biệt, tôi luôn trân trọng và cảm ơn đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Việt Tiệp đã tận tình chăm sóc cứu chữa, cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã luôn sát cánh cùng gia đình".

Nghe tin ông Nam đã hồi phục trở lại, thoát chết thần kỳ…, cả xóm và gia đình vui mừng khôn xiết

"Tôi vẫn nhớ như in ngày ông bị bệnh, tôi là người hỗ trợ cùng cụ bà đưa ông đi cấp cứu. Sau đó lại thấy gia đình đưa cụ về lo hậu sự. Dịch vụ tang lễ đã sẵn sàng nhưng cụ lại thở lại. Những ngày cụ nằm viện, hàng xóm chúng tôi ai cũng mong mỏi cho cụ hồi phục. Thế rồi mong mỏi đó được đền đáp, ai ai cũng vui lây", VietNamnet dẫn lời anh Nguyễn Ngọc Thái, hàng xóm, nói.

Hạ thân nhiệt chỉ huy là gì?

Hạ thân nhiệt chỉ huy (các tên gọi khác là hạ thân nhiệt chủ động, liệu pháp kiểm soát thân nhiệt mục tiêu) là phương pháp sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân một cách chủ động, nhiệt độ cơ thể bệnh nhân sẽ xuống dưới mức nhiệt độ sinh lý bình thường.

Thông thường, thân nhiệt bệnh nhân sẽ được giữ ở mức từ 33-360C trong vòng 24-72 giờ sau ngưng tuần hoàn hô hấp, mục đích nhằm giảm tử vong và di chứng thần kinh sau ngưng tuần hoàn.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top