Công phu thủ pháp thập nhị hình

(khoahocdoisong.vn) - Công phu thủ pháp thượng thừa (cầm nã thủ) là những thế tay hiểm hóc biến hóa đầy uy linh, mang thần thái của các loài mãnh thú, biến sức mạnh của mãnh thú thành sức mạnh vô biên của con người. Đây là công phu mà mỗi đại sư võ công mong muốn đạt được.

Nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát điêu luyện

Thật khó có thể tưởng tượng những thế võ mềm mại như rồng bay, phượng múa, thoắt ẩn, thoắt hiện... lại có một sức mạnh vô biên, hạ gục đối phương tức thì. Đó chính là công phu thủ pháp thập nhị hình (cẩm nã thủ) - những thế tay hiểm hóc, biến hóa, đầy uy lực mang thần thái của các loài mãnh thú. Thập nhị hình gồm: Long – Hổ - Xà - Hạc – Hầu – Mã - Báo- Sư - Miêu - Tượng - Gấu - Đường Lang (Bọ Ngựa).

VS.BS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo cho biết, cầm nã thủ là nghệ thuật bắt giữ, chộp và kiểm soát đối phương đồng thời bảo vệ chính mình. Các chiêu thức cầm nã giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa nhắm vào các quan tiết cơ, dây chằng cho đến khi đối thủ hoàn toàn như bất động và bị triệt tiêu khả năng tiếp tục chiến đấu.

Nhìn thế võ thì nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng ngoài sức mạnh còn có những kỹ thuật ấn, áp, điểm… cực kỳ lợi hại, làm tê liệt các chi, gây bất tỉnh hoặc đôi khi tử vong. Chúng nhằm vào các huyệt của khí để gây xáo trộn việc lưu thông của khí đến các phủ tạng chính yếu hoặc não bộ. Chúng cũng tác động lên các đầu dây thần kinh khiến tạo ra một cơn đau kinh khủng hoặc bất tỉnh.

Nhìn BS.VS Nguyễn Văn Thắng và các môn sinh thể hiện “công phu thủ pháp thập nhị hình”, mới thấy Long hình quyền với vẻ mặt uy nghiêm, đôi mắt sáng quắc, các ngón tay như móc rồng uy mãnh, một tay thăng cước lên vả một tay ép xuống các đòn đá tấn công của đối phương trong thế Long phá tứ phương uyển chuyển và linh diệu. Với thế trụ tựa thân long, tay loan như gió và chân trụ như cây (bám đất)... tạo nên sức mạnh vững chắc, tàng ẩn trong sự mềm mại.

Khác với long rồng thuộc hỏa lấy tâm làm chủ luyện thần, hổ hình quyền thuộc mộc chủ can luyện gân và được coi là biểu tượng của võ thuật phương Đông, thể hiện sức mạnh, sự dũng cảm và uy lực. Sức hổ là một loại ngoại lực cương mãnh hung bạo, chú trọng vào xương cốt. Kỹ thuật căn bản trong hổ hình quyền là hổ trảo. Uy lực luôn luôn đến do lòng tự hào. Đây là lúc tinh thần của con cọp hoang hiển hiện để tăng thêm uy lực phi thường cho mọi cuộc chiến đấu.

Đặc biệt hơn nữa là sự phối hợp của long + hổ tạo nên bộ tay “long hổ trảo” mượn thân thủ hổ (vững vàng thủ thế chắc chắn) nhưng thân pháp lại mềm mại, linh hoạt như rồng tạo ra thế công nhìn thì uyển chuyển, nhẹ nhàng uốn lượn của rồng nhưng sức công phá thì vững mãnh và uy lực của hổ đánh gẫy xương cốt đối phương.

Còn xà hình quyền thật linh diệu khi rung lắc và luồn lách và ẩn tàng khi tấn công chớp nhoáng, nhanh nhẹn như tên điện làm đối phương khó phòng thủ là một trong 3 thế linh diệu nhất của võ thuật nhu thuật.

Hạc hình quyền lại thể hiện rõ hình ảnh của loài chim nổi tiếng với thế một tay vươn trời xanh giống mỏ hồng hạc, một tay để ngang eo đẩy cơ thể lên trên không như cánh hạc tung bay trên trời xanh. Toàn bộ kỹ thuật hạc hình quyền là những động tác xoay vòng. Tất cả đều nhu nhuyễn và được thư giãn. Tuy nhiên, những động tác này sẽ bật ra một uy lực bất thần, chớp nhoáng nhằm ngay vào sơ hở đối phương đánh vào điểm yếu mà đối phương không biết để phòng thủ. Vì vậy, với thế đánh rộng, vươn xa, tốc độ cao, chỉ cần dùng lực tối thiểu hạc đã triệt hạ hoặc chế ngự đối thủ.

Hầu hình quyền là dựa theo thần thái, động tác, kỹ thuật chiến đấu của loài khỉ, là một trong những bộ môn quyền thuật hiểm ác nhất. Trong 12 bộ hình võ thuật từ động vật, hầu là một trong những bộ pháp hiệu quả và nguy hiểm nhất. Vì các thế tấn công của khỉ rất mềm mại (lúc tĩnh lúc động, tĩnh tàng động) không biết đâu mà lần. Đặc biệt, các động tác rất tốc độ, nhanh nhạy, chính xác mà không dùng đến lực, thường gây chấn thương nặng cho đối phương một cách bất ngờ.

Đối với võ ngựa thì cực kỳ lợi hại với các thế nghịch mã như lạc mã cước, nghịch mã cước... những cú đá hậu nguy hiểm, khi bị đối phương truy kích.

Bộ tay báo và sư tử cũng tương tự như hổ nhưng nhanh mạnh và quyết liệt hơn. Gấu với sức mạnh, sức nặng là đệ nhất dồn toàn lực ở cánh tay và bàn tay vả tát đối phương với sức mạnh cường đại và đánh ngắn, gần, cước đòn của gấu có thể khiến đối phương vỡ xương sọ và chết luôn.

Đường Lang quyền (võ bọ ngựa) là công thủ rập theo thủ pháp của bọ ngựa, kết hợp cùng những đòn thế của 18 võ phái gia truyền biến chế thành. Lang quyền có tính nhu dùng nhu chế cương, các tư thế luôn luân phiên dựa trên nội công và ngoại công để tấn công nên còn gọi là Nhuyễn đường lang công; Sơn đông đường lang quyền rất nhanh, khỏe và dữ dội, cách tấn công rất mạnh mẽ nên còn gọi là Mãnh đường lang quyền.

Các bài quyền thường có kết cấu nghiêm ngặt, quyền cước phong phú và biến ảo, nối tiếp khéo léo, sẵn có cương nhu cùng nặng, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm ẻo, kết hợp ngắn dài... 

Thành công “thập nhị hình” là ước muốn của mỗi võ sư

Theo BS.VS Nguyễn Văn Thắng, cầm nã không chỉ xuất hiện trong võ thuật Trung Hoa, mà gần như tồn tại trong kho tàng võ thuật của hầu hết các dân tộc ở mọi châu lục. Mỗi một môn phái có thể sở hữu 1-2 hoặc cẩm nã, nhưng đạt đến công phu thượng thừa thập nhị hình thì ít người đạt được.

12 bộ nhị hình là công phu bộ tay chung mượn tất cả sức mạnh thân thủ của 12 loài động vật biểu hiện sức mạnh của trời đất thành sức mạnh trong 1 con người. Bộ pháp thập nhị hình chỉ là biểu hiện cơ bản còn thực tế rất đa dạng và biến hóa khôn lường. Linh hoạt chuyển đổi các bộ tay liên thủ, liên công, khắc, chế, phản biến. Một số bộ tay đến nay đã thành những tuyệt kỹ danh bất hư truyền: Ngũ chỉ thân đào, tứ chỉ dương hầu, tam chỉ thần ưng, nhị chỉ thu chân, nhất chỉ đá huyệt... Nếu thi triển các thế tay này sẽ rất nguy hiểm cho đối thủ. Vì cầm nã thủ đã là danh bất hư truyền nên người học võ ai cũng khao khát được luyện tập.

Nhưng luyện tập cầm nã thủ thì gian khó và khổ luyện vô cùng. Phải luyện cả ngạnh công lẫn ngoại kình thì mới đạt được thâm hậu cả nội lực bên trong và sức mạnh bên ngoài. Luyện nội công như Đạt Ma chân kinh, Thập bát la hán... với các công phu như Phật tử công, Hổ kình công, Song long thập chỉ công, Lưỡng long thập chỉ công, La hán công, Thái dương công, Sát thích công, Đối chưởng công, Thiết chương công... Còn phải luyện nội lực như bê đá, bó củi bằng dây mây, lắc trụ gỗ, treo ngược để bốc đá sỏi... 

Các võ sư ngày xưa rất khổ luyện vì bối cảnh cuộc sống vất vả và chiến tranh khốc liệt, nên nhiều võ sư đã trở thành huyền thoại. Đó là Cụ Cử Tốn, Mùi Đen, Ba Đen, Tư Vá, Lý Cõn, Đại sư Trần Tiếu, Đại sư Văn Nhân.... đều là những cao thủ Cẩm nã thủ. Thời nay, khó người luyện thành. Nhưng quyết đi sẽ đến, quyết luyện sẽ thành nếu ta yêu thích. Luyện thành công cẩm nã thủ cũng là luyện thành công về bộ tay thủ pháp, thân pháp, mạnh nhất, đầy đủ nhất, hiệu quả nhất trong cuộc đời của một võ sư.

Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top