Chọn tất cho người giãn tĩnh mạch chân

(khoahocdoisong.vn) - Giãn tĩnh mạch là tình trạng những tĩnh mạch nông ở chi dưới giãn ngoằn ngoèo thành những búi màu xanh nổi dưới da. Bệnh xuất hiện do cấu trúc và chức năng của các van ở tĩnh mạch bị suy giảm, do thành tĩnh mạch hoặc áp lực máu trong lòng tĩnh mạch tăng cao, do có lỗ rò giữa động mạch và tĩnh mạch.

Chớ coi thường suy tĩnh mạch chi

Suy tĩnh mạch xảy ra khi máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. Vì một số nguyên nhân nào đó dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược lại, gây ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch, lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể nhưng hay xảy ra nhất ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp, thường phải chịu áp lực lớn.

Các chuyên gia cho biết, suy giãn tĩnh mạch thường do khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh; do tăng áp lực tĩnh mạch, do thói quen thường xuyên đứng lâu hay ngồi lâu, mang thai... Nhiều trường hợp suy giãn tĩnh mạch do huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim, viêm tĩnh mạch gây hình thành huyết khối ở tĩnh mạch nông hoặc sâu. Ngoài ra là các yếu tố liên quan khác như phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, thừa cân, lười vận động, tuổi cao.

Suy tĩnh mạch chi dưới đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng. Suy tĩnh mạch chi dưới có thể có hoặc không có triệu chứng, tuy nhiên những trường hợp nặng gây biến chứng nặng nề. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, chuột rút về đêm. Ở những người bệnh nặng có thể bị mỏng da, dễ bị loét da khi trầy xước. Vết loét có thể lan đến vùng tĩnh mạch giãn, gây loét và chảy máu nhiều, dễ dẫn đến viêm da mạn tính, viêm tĩnh mạch huyết khối, thậm chí phải phẫu thuật. Khi mới phát hiện suy giãn tĩnh mạch chi, bác sĩ thường khuyên người bệnh dùng tất, tránh tĩnh mạch giãn sâu.

Cách chọn và sử dụng tất hiệu quả

BS. Đỗ Thị Minh Huệ, Công ty CP trang thiết bị y tế LagiMed cho biết, trên thị trường có rất nhiều loại tất cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nhưng tựu chung lại có 2 dòng sản phẩm: Thông dụng và thời trang, mỗi dòng có 3 loại: Ngắn đến đầu gối, dài đến bẹn hoặc tất quần. Về cấp độ, có cấp độ 1, 2, 3 tùy từng mức độ bệnh. Khi điều trị, người bệnh phải dùng đúng cỡ, đúng size. Khi mua tất, người bệnh phải tự đo vòng cổ chân, vòng bắp chân, vòng đùi để tính size phù hợp. Ví dụ size S cho người có vòng cổ chân từ 19-21cm, vòng bắp chân 28-34cm, vòng đùi từ 47-54cm. Size M cho người có vòng cổ chân từ 22-24cm, vòng bắp chân từ 32-38cm, vòng đùi từ 52-60cm.

Tất phải dùng đúng cỡ mới có hiệu quả điều trị. Hiện nay một số người đi mua tất thường muốn mua tất lớn hơn từ 1-2 số vì đi đúng cỡ cảm thấy bó, khó chịu. Thực chất, khi dùng cỡ lớn hơn, chân vẫn cảm giác có độ bó nhưng hiệu quả điều trị không cao. Với phụ nữ, nhất là người trung tuổi, khi mua thường chọn loại tất thời trang do tất mỏng hơn, trông thẩm mỹ hơn, điều này chấp nhận được nếu dùng tất để đi trong những ngày hè. Với mùa đông hay những ngày thời tiết mát có thể dùng tất dày để đỡ chi phí (thông thường tất thời trang đắt gấp đôi so với tất bình thường mà tác dụng điều trị như nhau).

Vì là tất trị bệnh nên nhiều người dùng tất 1-2 hôm mới thay, điều này không nên. Hàng ngày nên thay tất, giặt dũ sạch sẽ để chống mẩn ngứa, dị ứng. Khi đi ngủ không nhất thiết phải mang tất vì lúc này bàn chân đã được nghỉ ngơi. Với người có cơ địa dị ứng, không nên chọn tất có vành silicon ở phía trên vì dễ làm kích ứng da. Với những loại tất chất lượng trung bình nên giặt bằng tay để chống giãn. Tất cao cấp có thể  giặt tay hoặc máy nhưng chỉ nên giặt  ở nhiệt độ dưới 400C và không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Dù là tất tốt thì mỗi đôi tất cũng chỉ có hiệu quả điều trị dưới 6 tháng, ngoài 6 tháng nên thay tất mới.

Cũng theo BS Huệ, bệnh nhân mới mắc suy giãn tĩnh mạnh nên mang ngay tất y khoa bởi áp lực của tất y khoa sẽ làm khép van tĩnh mạch, ngăn không cho máu chảy ngược dòng trong thì nghỉ ngơi của cơ. Khi cơ bắp hoạt động, tất sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho bơm cơ, giúp việc bơm máu tĩnh mạch về tim hiệu quả hơn, bản thân bơm cơ sẽ khỏe hơn do phải thắng lực ép của tất.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top