Chị em giảm “yêu” vì sàn chậu suy yếu

Sàn chậu có chức năng rất quan trọng là nâng đỡ và giữ các tạng ở phần bụng dưới như bàng quang, trực tràng tử cung. Các cơ của sàn chậu còn có chức năng quan trọng khác là đóng mở đường thoát nước tiểu, thoát phân và khép kín âm đạo. Khi cơ này suy yếu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho chị em.
sàn chậu suy yếu

Tập luyện giúp nâng cao sức mạnh cho sàn chậu

Sàn chậu là một tấm cơ bám vào đáy tiểu khung, đảm nhiệm hai chức năng chính: 1- Nâng đỡ và cố định các tạng trong tiểu khung. 2- Kiểm soát chức năng đại tiện, tiểu tiện và tình dục bình thường. Khi sàn chậu không thể đảm nhiệm tốt hai chức năng trên của mình gọi là rối loạn chức năng sàn chậu.

Nhờ việc bám chắc chắn vào các cấu trúc xương xung quanh, tấm cơ sàn chậu như một cái võng giúp nâng đỡ và cố định các cơ quan trong tiểu khung bao gồm: trực tràng, tử cung và bàng quang. Khi khối cơ này bị yếu dẫn đến sa trực tràng, sa âm đạo và sa bàng quang.

Sàn chậu cũng bị xuyên qua bởi niệu đạo, âm đạo và trực tràng. Tại vị trí sàn chậu bị xuyên qua bởi các cấu trúc này, các cơ vòng xung quanh có thể co giãn giúp điều khiển chức năng đại tiện, tiểu tiện và tình dục một cách bình thường.

Có hai cơ vòng hậu môn giúp điều khiển chức năng đại tiện: cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Trong đó cơ thắt ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kiểm soát chức năng đại tiện. Nếu co thắt quá mức có thể gây táo bón, nếu bị yếu hoặc mất kiểm soát có thể gây són phân hoặc són hơi khi gắng sức, không nhịn được theo ý muốn.

Cơ vòng âm đạo giúp co thắt âm đạo khi giao hợp. Yếu cơ này sẽ làm bạn có cảm giác rộng cửa mình, giảm cảm giác khi quan hệ. Nếu co thắt quá mức sẽ gây đau khi quan hệ.

Xung quanh niệu đạo cũng có cơ thắt. Khi cơ này bị yếu sẽ gây són tiểu, đặc biệt khi ho, hắt hơi, khi chạy nhảy gắng sức, không thể nhịn tiểu được theo ý muốn, tiểu dắt nhiều lần, cảm giác tiểu không hết.

Ngoài ra, khi khối cơ sàn chậu bị co cứng có thể gây ra triệu chứng đau vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới, đau cửa mình.Hậu môn không được đóng kín gây són phân, trung tiện không tự chủ. Các tạng  ở phần dưới ổ bụng  như  bàng quang, tử cung, trực tràng có thể sa ra ngoài, gây vướng víu, cản trở sinh hoạt hàng ngày. Nặng hơn còn bị viêm loét đau đớn, táo bón…

ThS.BS Cao cấp Nguyễn Thị Tân Sinh

(Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top