Chăm vệ sinh răng mà vẫn sâu

(khoahocdoisong.vn) - Dùng tăm lấy thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng khiến khoảng cách răng bị rộng, thức ăn dễ bám lại, nếu tiếp tục dùng tăm, lâu ngày khiến răng răng thưa, phần hốc các răng thức ăn không ra hết dễ gây sâu răng.

Mỗi lần ăn uống xong, anh Nguyễn Thế Hiển (Q1, TP HCM) lại dùng tăm lấy thức ăn thừa ở kẽ răng ra và đánh răng cho sạch. Làm cách này anh thấy miệng thông thoáng, hơi thở không hôi, ngủ dậy thấy rất thoải mái. Nhưng mới đây đi nhổ răng vì có chiếc răng sâu ăn sát tủy, bác sĩ nói anh vệ sinh răng miệng không đúng, nhiều thức ăn thừa vẫn đọng lại trong răng mới gây sâu răng.

Lời bàn: PGS.TS. BS Phạm Như Hải (Phòng khám răng số 1 Hàng Tre, HN) cho biết, dùng tăm lấy thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng khiến khoảng cách răng bị rộng, thức ăn dễ bám lại, nếu tiếp tục dùng tăm, lâu ngày khiến răng thưa, phần hốc các răng thức ăn không ra hết dễ gây sâu răng. Kẽ răng thưa còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như sâu, viêm quanh chân răng, viêm nướu, hôi miệng. Xỉa răng xong đánh răng ngay sau khi ăn cũng không tốt. Sau khi ăn, axit sẽ ngấm vào lớp men răng, việc chải răng sai thời điểm (đặc biệt là trong vòng 20 phút sau bữa ăn) sẽ đẩy axit thấm sâu hơn vào răng, làm mòn men và ngà răng nhanh hơn. Nếu muốn đánh răng, nên thực hiện sau khi ăn 15-20 phút. Khi đánh răng nên chải nhẹ nhàng, chải dọc kẽ răng. Việc đánh mạnh, đánh lâu, đánh sai cách chẳng những răng không sạch mà gây xước men răng, sau này ăn uống rất dễ ê buốt răng.

QA ghi            

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top