Cảnh báo giả mạo trong cung ứng, mua bán văcxin Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Để có nguồn cung ứng văcxin với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng văcxin phòng Covid-19 cho người dân Việt Nam, ngoài nguồn nhận 30 triệu liều từ COVAX và 30 triệu liều từ Công ty VNVC theo nguyên tắc phi lợi nhuận, Bộ Y tế cũng khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu văcxin Covid-19 và đàm phán với nhiều nhà sản xuất văcxin.

60 triệu liều văcxin miễn phí và phi lợi nhuận

Tối ngày 10/3, Bộ Y tế đã đàm phán và trình Chính phủ về lịch trình cung ứng 60 triệu liều văcxin phòng Covid-19 tại Việt Nam, bao gồm VNVC chuyển giao 30 triệu liều của AstraZeneca theo nguyên tắc phi lợi nhuận; 30 triệu liều văcxin phòng Covid-19 từ COVAX.

Việt Nam là nước thứ hai trong khu Đông Nam Á triển khai tiêm văcxin phòng Covid-19 của AstraZeneca.

Việt Nam là nước thứ hai trong khu Đông Nam Á triển khai tiêm văcxin phòng Covid-19 của AstraZeneca.

Hợp đồng này bao gồm 117.600 liều văcxin đã về Việt Nam và đang sử dụng tiêm chủng từ 8/3. Dự kiến, các đợt văcxin tiếp theo với tổng số 29,87 triệu liều sẽ về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Được biết, bên cạnh văcxin mua từ AstraZeneca như kể trên, Việt Nam còn nhận được 30 triệu liều từ COVAX theo hình thức miễn phí, ngày 2/3 lô văcxin đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4. Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều văcxin phòng Covid-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều văcxin còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 - 11/2021.

Để có nguồn cung ứng văcxin với mục tiêu đảm bảo bao phủ tiêm chủng văcxin phòng Covid-19 cho người dân Việt Nam, sớm chủ động đẩy lùi đại dịch, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất văcxin như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả các nguồn cung ứng văcxin nhằm triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng văcxin phòng Covid-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế đồng thời khuyến khích tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện, tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp văcxin phòng Covid-19 khác trên thế giới để nhập khẩu văcxin về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng văcxin phòng Covid-19.

Bàn tư vấn sàng lọc trước khi tiêm văcxin Covid-19 tại Hải Dương

Bàn tư vấn sàng lọc trước khi tiêm văcxin Covid-19 tại Hải Dương

Cảnh báo giả mạo

Bên cạnh việc khuyến khích nhập khẩu văcxin Covid-19, Bộ Y tế cũng đưa ra cảnh báo về giả mạo trong cung ứng, mua bán văcxin Covid-19.

Theo Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Cảnh sát Trung Quốc và Nam Phi đã bắt giữ nhiều đối tượng liên quan đến buôn bán văcxin Covid-19 giả. Interpol cũng đã nhận được thêm các báo cáo về việc phân phối văcxin giả và hoạt động lừa đảo nhắm vào các cơ quan y tế. 

Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp văcxin phòng Covid-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca… Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất văcxin trên hiện tại chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này.

Ngày 1/3/2021, AstraZeneca đã có thư khẳng định, ngoài Chương trình COVAX, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Công ty Cổ phần Văcxin Việt Nam (VNVC), AstraZeneca không uỷ quyền cho công ty, tổ chức, cá nhân nào khác cung cấp văcxin phòng Covid-19 của Astra Zeneca tại Việt Nam. 

Moderna cũng đã khẳng định chưa ủy quyền cho bất cứ bên nào về việc đăng ký, bán hàng và nhập khẩu văcxin phòng Covid-19 cho Việt Nam đến thời điểm hiện tại. 

Đối với văcxin Sputnik của Nga, Đại Sứ quán Nga tại Việt Nam đã khẳng định mọi sự mua bán, nhập khẩu, hợp tác cần trao đổi trực tiếp với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga. 

Vì vậy, để đảm bảo việc cung cấp văcxin phòng Covid-19 đầy đủ và an toàn, Bộ Y tế đề nghị:

- Các cơ quan, tổ chức khi nhận được các thông tin, đề nghị, hợp tác về việc cung cấp văcxin phòng Covid-19 cần thận trọng, chủ động xác thực, kiểm chứng thông tin, đảm bảo an toàn pháp lý, tài chính và thương mại.

- Trong trường hợp cần thiết, có thể đề nghị các cơ quan chức năng (Bộ Y tế, Bộ Công an, Cơ quan ngoại giao, Thương mại…) giúp xác minh thông tin liên quan đến việc cung cấp văcxin phòng Covid-19.

- Đồng thời, việc đàm phán, mua văcxin phòng Covid-19 cần được thông báo kịp thời cho Bộ Y tế để đảm bảo việc nhập khẩu, sử dụng cũng như điều hành nguồn và tổ chức tiêm chủng được thông suốt, theo đúng chỉ đạo tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng văcxin phòng COVID-19.

- Các quốc gia, tổ chức có trách nhiệm tăng cường chia sẻ thông tin để chủ động phòng chống các hoạt động giả mạo trong cung ứng, mua bán văcxin phòng Covid-19.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top