Cẩn thận với bệnh nấm chân trời nồm

(khoahocdoisong.vn) - Để phòng bệnh nấm da trong mùa ẩm, người dân cần lưu ý: Tránh mặc quần áo ẩm, đồ lót quá chật; Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi

Chị Nguyễn Thị Thắm (45 tuổi, Hà Nội) rất ngạc nhiên vì thời tiết không khô hanh nhưng các kẽ chân của chị lại ngứa rát, đau và nứt nẻ khó chịu. Chị đi khám, được kết luận nấm chân trời nồm.

Lời bàn: Theo TS.BS Nguyễn Lan Anh, Khoa Da liễu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, thời tiết nồm ẩm, mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh. Trong đó, nấm da cũng là mặt bệnh thường thấy.

Nguyên nhân là do vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ tay, chân, nách, vùng kín… 

Nấm thường gây bệnh ở những nơi có chất sừng (keratin) như da, lông, tóc, móng. Các bệnh nấm thường gặp là: Nấm tóc, râu cằm, nấm thân mình (hắc lào, nấm bẹn, nấm kẽ, lang ben…), nấm móng tay, chân… Biểu hiện lâm sàng của nấm da là các đám tròn, đỏ, ranh giới rõ, bờ đa cung, có thể có mụn nước nhỏ ở bờ viền...

Để phòng bệnh nấm da trong mùa ẩm, người dân cần lưu ý: Tránh mặc quần áo ẩm, đồ lót quá chật; Các kẽ ngón tay chân thường xuyên lau khô, không để ứ đọng nước và mồ hôi, nhất là những người thường xuyên làm công việc nội trợ, chế biến thực phẩm; Quần áo của người bệnh phải được giặt nước nóng, lộn trái, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng bàn là làm nóng; Không mặc chung quần áo lót...

Theo Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top