Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, dựa vào giá bán so với dung lượng, người dùng cũng phần nào xác định được sạc dự phòng chất lượng kém hay không.
Ảnh: Tiki.
Một cục sạc dự phòng 10.000 mAh nhưng giá bán chưa tới 200.000 đồng hay một cục 20.000 mAh giá khoảng 300.000 đồng, nhiều khả măng đây là hàng giả, làm nhái.
Ảnh: Bloganchoi.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy pin sạc dự phòng chính hãng được đựng rất khéo léo ở trong một chiếc hộp cứng cáp vuông vức, còn hàng nhái thường được bao bọc rất là thô sơ bằng những hộp nhựa.
Ảnh: Tiki.
Bên ngoài vỏ sạc dự phòng nhái, ngoài thông tin về dung lượng, hiệu điện thế thường không có địa chỉ sản xuất. Nhãn mác thương hiệu in cẩu thả.
Ảnh: Pkshop.
Sạc kém chất lượng thường có các điểm khớp nối trên thân vỏ không chắc chắn.
Ảnh: HanoiDigital.
Bên trong những viên pin sạc dự phòng giả cũng không có thông tin về dung lượng, hiệu điện thế như pin chính hãng.
Ảnh: Repair.
Khi mở hộp pin dự phòng, pin chính hãng được bọc bởi một lớp nilon mềm chống xước, còn hàng nhái thì thường là làm bằng nilon cứng.
Ảnh: Vnreview.
Với sạc dự phòng chính hãng, cổng USB thường có miếng nhựa nằm ở dưới, màu đen. Trong khi đó hàng nhái miếng nhựa ở cổng USB nằm phía trên và có màu trắng.
Ảnh: Phukienhuycuong.
Dây cáp chính hãng được gói rất cẩn thận bằng túi nilon và đầu USB có in hình thương hiệu. Trong khi đó, hàng trôi nổi thì chỉ được buộc thô sơ bằng những sợi dây.
Ảnh: Tiki.
Thêm nữa, dây cáp hàng thật thì rất mềm mại dễ uốn và có màu sẫm chứ không cứng khó uốn và trắng như cáp nhái.
Ảnh: Internet.
Sạc dự phòng chất lượng có thanh đèn báo dung lượng rõ, ánh sáng của 4 đèn báo dung lượng không bị lộ ra ngoài như các sản phẩm kém chất lượng.
Ảnh: Tiki.
Về chế độ bảo hành, thông thường, hàng chính hãng được bảo hành từ 1-2 năm 1 đổi 1, còn hàng giả chỉ bảo hành từ 3-6 tháng và 1 đổi 1 chỉ trong vòng 10 ngày.
Ảnh: Dienmayxanh.
MT (tổng hơp)