Các nhà lãnh đạo giáo dục ASEAN chia sẻ bài học trong thời kỳ Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Việc lãnh đạo giáo dục chưa bao giờ trở nên quan trọng hơn trong dịch bệnh Covid-19 - thời điểm thường xuyên diễn ra những sự gián đoạn nghiêm trọng cũng như liên tục phải đề phòng. Trong hơn một năm nay, nhiều trường phổ thông, đại học cùng các cộng đồng trên toàn thế giới đã nhận được lệnh phong tỏa, đôi khi chỉ sau một đêm, theo những cập nhật mới nhất về Covid-19.

Một diễn đàn trực tuyến gần đây do Khoa Giáo dục của Trường Đại học Monash tổ chức, “Lãnh đạo giáo dục và Covid-19: Những bài học từ dịch bệnh” đã mời các nhà lãnh đạo giáo dục từ khu vực ASEAN chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của họ. Những người tham gia đến từ Indonesia, Việt Nam, Singapore, Philippines, Brunei, Malaysia và Úc đã chia sẻ về một số thách thức và thành tựu trong việc dẫn dắt những cộng đồng giáo dục của họ, và đưa ra một số bài học chính từ kinh nghiệm của bản thân.

Theo TS Bert Tuga từ Đại học Sư phạm Philippines (PNU), Trung tâm Giáo dục Giáo viên Quốc gia cho biết, giáo dục ở Philippines bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc đóng cửa và giãn cách xã hội, sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận công nghệ học tập từ xa của học sinh, cũng như các chính sách và hệ thống có khả năng bị tụt hậu.

Tổ chức của TS Bert Tuga đã tìm cách xây dựng mô hình lãnh đạo đổi mới thông qua phát triển các phương thức học tập linh hoạt, như thiết lập nhiều diễn đàn phúc lợi trực tuyến cho giảng viên, sinh viên, cộng đồng và các nhóm liên quan khác.

Kinh nghiệm từ Brunei, TS Roslynn Roslan, Viện Giáo dục Sultan Hassanal Bolkiah (SHBIE), Đại học Brunei Darussalam (UBD) cho biết, đã đề ra một thay đổi lớn trong tuần đầu tiên, ngay sau khi các trường hợp Covid-19 được báo cáo. Sự hỗ trợ tích cực của các nhà lãnh đạo đối với các dự án đã khuyến khích nhân viên cung cấp các hội thảo về giảng dạy trực tuyến, cho các đồng nghiệp xung quanh và mạng lưới giáo viên rộng lớn hơn trong trường học. TS Roslynn Roslan nhấn mạnh rằng, sự hợp tác này được nâng tầm bởi “lòng trắc ẩn và một quá trình xem xét và cải tiến liên tục”.

Tại Việt Nam, GS Tuấn Huỳnh, đến từ Đại học Quốc gia Việt Nam đã mô tả cách đối phó với đại dịch được xây dựng dựa trên cơ sở của sự thống nhất của “niềm tin dân tộc”, “lòng kiên cường” và “tinh thần yêu nước”. Lãnh đạo chính trị và giáo dục đã làm việc song song với nhau, trong “cuộc chiến chống lại kẻ thù Covid-19” của Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Khi nói về tầm quan trọng của chủ nghĩa tập thể ở Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, GS Tuấn Huỳnh cho rằng, cách tiếp cận “chung tay vì cộng đồng” đã thúc đẩy các nhà hảo tâm, tổ chức xã hội và nhóm doanh nghiệp cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho giáo viên, học sinh và gia đình.

Sự bền bỉ khi đối mặt với đại dịch đã tạo ra những phát kiến như ATM gạo và ATM khẩu trang để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Điều đó cũng được thể hiện trong câu chuyện của Lầu Mí Xá, một học sinh người dân tộc H'Mông sống ở tỉnh miền núi phía Bắc Hà Giang. Không thể trở lại trường học nhưng mạng internet tại nhà không ổn định, anh đã xây lán trên ngọn núi để kết nối với 4G và hoàn thành việc học trực tuyến của mình.

Bài học của Malaysia được ông Roger Schultz, người đứng đầu Trường Alice Smith chia sẻ. Ông Roger Schultz cho biết, đại dịch đã củng cố ý nghĩa thực sự của việc học tập và tầm quan trọng của các mối quan hệ, cũng như kết nối cá nhân giữa học sinh, giáo viên, phụ huynh và gia đình. Các giáo viên đã dành thời gian và nỗ lực để truyền cảm hứng, thấu hiểu, kết nối, hướng dẫn và chăm sóc học sinh.

Riêng đất nước Indonesia, hàng trăm hòn đảo đã phối hợp, tăng cường các mối quan hệ với các gia đình và cộng đồng địa phương để quản lý việc chuyển đổi trong và ngoài khu vực bị phong tỏa.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top