<div> <p>Trả lời VTC News, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin giáo viên, phụ huynh và báo chí phản ánh về "sạn" trong 4 cuốn sách <span>Tiếng Việt 1</span> thuộc 4 bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống; Vì sự bình đẳng, dân chủ trong giáo dục; Cùng học để phát triển năng lực và Chân trời sáng tạo.</p> <p>Hiện có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đơn vị đang lắng nghe thêm ý kiến các chuyên gia, đồng thời cho rà soát lại toàn bộ chi tiết được phản ánh là sai sót, chưa chuẩn về ngữ liệu, ngữ pháp trong Tiếng Việt 1.</p> <p><span>Nhà xuất bản</span> Giáo dục Việt Nam đã gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá về những thông tin do giáo viên, báo chí phản ánh lên Bộ GD&ĐT. Sau khi có thông báo, nhà xuất bản sẽ công bố. Nếu có sai sót, nhà xuất bản sẽ xem xét điều chỉnh phù hợp với học sinh để có những bộ sách đạt chuẩn giáo dục nhất có thể.</p> <figure class="expNoEdit"><img alt="Cả 4 cuốn Tiếng Việt 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì? - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/12/05/image-vtc-vn_picture-4-15121091.png" /> <figcaption> <p class="expEdit">Đoạn trích bài "Ếch con tính nhẩm" trong sách Cùng học để phát triển năng lực.</p> </figcaption> </figure> <p>Liên quan vấn đề trên, đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, tại Điều 9, Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT quy định về thẩm định chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa có ghi rõ: "Sách giáo khoa không phải là tài liệu bất biến".</p> <p>Do vậy, các nhà xuất bản và lực lượng liên quan đến sách giáo khoa có trách nhiệm cũng như quyền hạn điều chỉnh, bổ sung nội dung sách giáo khoa hợp lý và ngày càng tốt hơn. Chẳng hạn một số chỉ số liên quan đến tăng trưởng kinh tế, dân số, chỉ số môi trường hoặc điều chỉnh địa giới hành chính, nếu tình hình thực tế thay đổi, sách phải cập nhật, bổ sung thường xuyên.</p> <p>Đại diện Bộ cho rằng, việc chỉnh sửa này rất bình thường khi biên soạn và sử dụng sách giáo khoa hàng năm và nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, và tác giả là người chịu trách nhiệm cao nhất về sách giáo khoa.</p> <p>Trong quá trình biên soạn và thẩm định, có thể hai đơn vị này chưa phát hiện ra nhưng trong quá trình sử dụng có những ý kiến phản hồi về những điều chưa hợp lý, đó là điều bình thường.</p> <p>Như vậy, có thể hiểu, việc điều chỉnh ngữ liệu trong sách giáo khoa qua hai "kênh". Thứ nhất, tác giả và nhà xuất bản phải tự rà soát để cập nhật những thông tin thay đổi thực tế (như số lượng dân số, địa giới hành chính, tăng trưởng kinh tế…). Thứ hai, tác giả và nhà xuất bản rà soát, nghiên cứu lại những phản hồi của người sử dụng sách giáo khoa. Việc này phải làm hàng năm, sau đó báo cáo về Bộ GD&ĐT những nội dung cần chỉnh sửa hay điều chỉnh.</p> <p>Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng có văn bản gửi các nhà xuất bản, nhà trường và các giáo viên đề nghị trong quá trình sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, các đơn vị phải có trách nhiệm phản ánh những nội dung cần điều chỉnh và báo cáo về Bộ GD&ĐT để sớm có phương án khắc phục.</p> <figure class="expNoEdit"><img alt="Cả 4 cuốn Tiếng Việt 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì? - 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/12/05/image-vtc-vn_sach-ting-viet-1-nhieu-loi-sai-2-14045091-15340125.png" /> <figcaption> <p class="expEdit">Bài đọc trong sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.</p> </figcaption> </figure> <p>Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên chỉ ra một số "sạn" cần khắc phục trong sách Tiếng Việt 1. Theo đó, ở bộ "<em>Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục"</em>, giáo viên lấy ví dụ bài tập đọc “Đi sở thú” (trang 73, tập 1, Tiếng Việt 1) kể chuyện một em bé tên là Lam đi sở thú. Đây có lẽ là sở thú kỳ lạ nhất thế gian: Chỉ có ngan, gà và “có anh chó vàng đua xe đạp”. Nhưng con vật này hoàn toàn không phải nuôi trong sở thú, những kiến thức này sai căn bản từ phía nhóm tác giả.</p> <p>Đến bài “Đổ rác” (trang 153), “Làm đẹp hè phố” (trang 157) cũng có rất nhiều sạn về mặt ngữ liệu khiến phụ huynh lo ngại, nếu học sinh phải thuộc những bài “thơ” này thì sẽ ra sao.</p> <p>Ngoài bài tập đọc, sách này cũng có cách dùng từ ngữ âm, vần cũng có vấn đề, nhiều từ khó và nặng yếu tố địa phương xuất hiện trong các bài tập đọc như “muỗm” (trang 114), “lá trang” (trang 149), “bắc kim thang” (trang 177), “té” (trang 177), “con trích cồ” (trang 178), “phố (đường)”, “hộ”, “té (ngã)”, “bò bía”, chả,...</p> <p>Trong sách Tiếng Việt 1, bộ "<em>Kết nối tri thức với cuộc sống"</em>, giáo viên cho rằng, ở trang 147, cũng bài tập giải ô chữ nội dung dài gần kín cả trang với hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Nhiều phụ huynh mệt nhoài theo con học cũng vì lý do này. </p> <p>Tương tự, bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 cũng có những câu bí hiểm hơn, ví dụ “Ai ai cũng có - Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu- Nhớ mang theo nhé. (Là gì?)”. Giáo viên đặt câu hỏi không biết cái mà “ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo” này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì.</p> <p>Câu đố này, không có hình ảnh, chi tiết để trẻ nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng hay ngoài vật dụng nên mang theo mình thường xuyên. Ngữ liệu này thể hiện sự cẩu thả, tùy tiện gây khó cho giáo viên khi thực hiện bài học trên lớp. </p> <p>Ở mục giải câu đố, trang 79, tập 1 có ghi: Con gì tên rõ là “cha”- Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa - Con gì quen vẻ già nua- Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ. Để hiểu được câu đố, theo logic này, trẻ em phải có sự liên tưởng của người ngoài hành tinh: con gì tên rõ là “cha”. Ngay từ câu đầu, đã thấy vô nghĩa và phản giáo dục: “con (vật) gì” có tên gọi “cha” (bố)?.</p> <p>Còn ở Tiếng Việt 1, bộ <em>"Cùng học để phát triển vì giáo dục"</em> có truyện “Tấm Cám” ở trang 109 (tập 1): “Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám. Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,… Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen”.</p> <p>Chỉ cắt một mẩu mấy câu mở đầu truyện “Tấm Cám” rất lửng lơ mà dám lấy tên truyện là “Tấm Cám”. Một mẩu truyện chẳng thành truyện này được chọn dạy cho trẻ em lớp 1 để làm gì, nhằm mục đích giáo dục cho trẻ cái gì?. Để được “mẹ khen”, Cám “nghĩ kế” lấy cắp hết cá của người khác? Dạy và khuyến khích trẻ em ăn cắp, để được mẹ khen?.</p> <p>Giáo viên cho rằng, với nội dung bị cắt cúp như vậy, bài “Tấm Cám” này thật nguy hiểm vì tính phản giáo dục của nó. Không rõ vì sao tác giả và người thẩm định không “soi” ra lỗi này.</p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cả 4 cuốn Tiếng Việt 1 có 'sạn': Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói gì?
Theo phản ánh của giáo viên, cả 4 cuốn Tiếng Việt 1 thuộc 4 bộ sách giáo khoa mới do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành đều có lỗi về ngữ liệu, ngữ pháp.
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Video: Hai nữ sinh Huế lao vào đánh nhau trong sự cổ vũ của bạn bè
Sau lời cổ vũ, kích động của đám bạn, 2 nữ sinh lớp 7 và 9 ở Thừa Thiên, Huế đã lao vào đánh nhau.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...