<div> <div class="content-news-detail old-news"> <p>Tại hội thảo truyền thông vận động giảm tiêu thụ muối để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác chiều 30-9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết thói quen ăn nhiều muối là nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỉ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch tại nước ta.</p> <p>Ở Việt Nam, cứ 5 người trưởng thành, có 1 người bị bệnh tăng huyết áp và trong 3 trường hợp tử vong, có 1 trường hợp là do các bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây những rối loạn khác cho sức khỏe.</p> <div class="VCSortableInPreviewMode"> <div><img alt="Bộ Y tế điểm danh những thực phẩm ngập muối, thủ phạm làm tăng huyết áp - Ảnh 1." src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/01/nld-mediacdn-vn_1569481056-16014832871801034783488.jpg" title="Bộ Y tế điểm danh những thực phẩm ngập muối, thủ phạm làm tăng huyết áp - Ảnh 1." /></div> <div class="PhotoCMS_Caption"> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">Người Việt đang sử dụng gấp đôi lượng muối được khuyến cáo - Ảnh minh hoạ</p> </div> </div> <p>Theo ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 4,1 triệu người tử vong trên toàn thế giới do ăn thừa muối. Hiện tại, 75 nước trên thế giới có chiến lược giảm tiêu thụ muối theo khuyến cáo của WHO và nhiều nước đã thành công giảm lượng muối cho người dân. Ông Kidong Park cho rằng tại Việt Nam, lượng muối tiêu thụ gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.</p> <p>Tại hội thảo, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng "điểm danh" các loại thực phẩm, gia vị chứa nhiều muối gồm:</p> <p>- Gia vị mặn: Muối ăn, nước chấm, nước tương, hạt nêm...</p> <p>- Thực phẩm muối, lên men gồm: Dưa, cà, tương ớt, mắm tôm, mắm tép, mắm cá...</p> <p>- Thức ăn kho, rang, rim: Cá kho, thịt kho...</p> <p>- Thực phẩm khô: Cá khô, tôm khô, mực khô, bò khô...</p> <p>- Thực phẩm chế biến sẵn: Lạp xường, xúc xích, giò chả...</p> <p>- Thực phẩm công nghiệp: Bim bim (snack), mì ăn liền, thịt hộp, cá hộp...</p> <div class="VCSortableInPreviewMode"> <div><img alt="Bộ Y tế điểm danh những thực phẩm ngập muối, thủ phạm làm tăng huyết áp - Ảnh 2." src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/01/nld-mediacdn-vn_img7137-1601483574773824025852.jpg" title="Bộ Y tế điểm danh những thực phẩm ngập muối, thủ phạm làm tăng huyết áp - Ảnh 2." /></div> <div class="PhotoCMS_Caption"> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">Hạt nêm và nước mắm là những gia vị chứa nhiều muối</p> </div> </div> <p>Chuyên gia Cục Y tế dự phòng cho biết trong 100 gr bột canh chứa tới 62,2 gr muối, nước mắm có 19,3 gr, xì dầu và mắm tôm chứa khoảng 14 gr muối, mì ăn liền từ 4,2 đến 5 gr muối. "Trong một bát phở cũng chứa tới 5 gr muối. Như vậy, nếu ăn hết lượng muối của một gói mì tôm hay ăn hết một bát phở là tương đương với lượng muối được khuyến cáo nên ăn của cả một ngày"- chuyên gia này lưu ý.</p> <p>Theo WHO, một người trưởng thành không nên ăn quá 5 gr muối mỗi ngày (tương đương với 1 thìa cà phê đầy) để phòng, chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiện đa số người dân Việt Nam đang ăn thừa muối. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ tới 9,4g muối/ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.</p> <p>Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, chuyên gia WHO tại Việt Nam khuyến cáo người dân Việt Nam hãy thực hiện thông điệp: Cho bớt muối khi nấu ăn; chấm nhẹ tay khi ăn; giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm, khi nấu nướng và khi ăn.</p> <div class="VCSortableInPreviewMode alignCenter" id="ObjectBoxContent_1601483137922"> <div> <p><b>Các biện pháp giảm muối ăn</b></p> <p>Bác sĩ Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết để giảm ăn muối nên hạn chế chấm muối và nước chấm; bỏ thói quen chấm ngập thực phẩm vào muối và nước chấm khi ăn; hãy pha loãng nước mắm để chấm khi ăn; không ăn trái cây chấm với muối và gia vị nhiều muối; không nên cố uống hết nước phở, bún, miến, nhất là khi ăn ở hàng quán; hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn; tăng cường ăn các món thuộc thay cho món kho, rim hay rang; hãy đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi mua...</p> </div> </div> </div> <div class="sharemxh bottomshare"> <div class="fb"> <p class="textshare"> </p> </div> </div> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Bộ Y tế điểm danh những thực phẩm ngập muối, "thủ phạm" làm tăng huyết áp
Ăn nhiều muối là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch ở Việt Nam. Chỉ trong một bát phở đã có đủ lượng muối được khuyến cáo dùng cho cả ngày.
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
Mổ lấy sỏi, bác sĩ choáng váng khi phát hiện có 7 con sán đang sống trong đường mật của nam bệnh nhân.
Sản phụ quá kích buồng trứng hiếm gặp, báo cáo thế giới ghi nhận y văn
Quá kích buồng trứng là nỗi lo của nhân viên y tế và nỗi ám ảnh của các bà mẹ vô sinh. Một ca quá kích buồng trứng rất đặc biệt đã được cứu chữa thành công, sẽ báo cáo thế giới để ghi nhận vào y văn.
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
U tuyến giáp thường lành tính, bướu ác tính chiếm khoảng 5% (ung thư tuyến giáp). U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi u đã lớn, kích thước to gây chèn ép các cơ quan bên cạnh, ảnh hưởng đến các hoạt động thở và nuốt.
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một trong những phẫu thuật khó nhất, phức tạp trong điều trị ung thư đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị triệt để, mang lại chất lượng tốt, người bệnh hồi phục nhanh và ít đau đớn.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Ăn thịt xiên nướng, bé gái bị xiên que đâm từ mũi lên hốc mắt
Khi cho trẻ nhỏ ăn gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa,…) thích hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố đáng tiếc.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...