Ảnh minh họa |
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho xương khớp. Tuy nhiên, thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.
Canxi trong thực phẩm dễ liên kết với oxalat trong ruột và từ đó gây nên sỏi canxi oxalat. Ngoài thực phẩm, uống bổ sung canxi trong bữa ăn cũng có thể giúp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dù vậy, người bình thường không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, gây ra loãng xương.
Ăn quá nhiều mì tôm và các muối
Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Đối với người mắc bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Đặc biệt với những người có thói quen ăn mì tôm, vì trong mì tôm chứa nhiều muối và chất béo nhưng lại ít vitamin và các khoáng chất. Mì tôm chủ yếu được làm từ củ mì (sắn) rất nhiều axit oxalic tạo sỏi thận. Thường xuyên hoặc ăn quá nhiều mì tôm cùng lúc khiến chức năng gan thận quá tải, dễ mắc chứng sỏi thận và hại cho cơ thể.
Ăn quá nhiều dầu mỡ
Ăn quá nhiều chất dầu mỡ cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.
Vì vậy, để hạn chế ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol thì nên hạn chế những món như: thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv.
Ngoài ra, nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...
Nhịn tiểu lâu
Nhịn tiểu là một thói quen không tốt cho sức khỏe nhất là có thể gây ra nguy hại cho thận. Nước tiểu được chứa trong bàng quang trong khu vực xương chậu và được hỗ trợ bởi cơ xương chậu, chứa nước tiểu từ khi nhận cho đến khi nước tiểu được phóng thích ra bên ngoài.
Nhịn tiểu lâu, thường xuyên không chỉ gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng tiểu, bệnh lý về thận, sỏi thận, bàng quang, đường tiết niệu, làm giảm chức năng sinh lý… Trong đó vỡ bàng quang được coi là nguy hiểm nhất, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ nguy hại sức khỏe.
Bỏ quên bữa sáng
Theo chuyên gia, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.
Không uống đủ nước
Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Khi bạn uống đủ nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, việc uống nước lọc là giải pháp tốt nhất cho việc phòng tránh sỏi thận.
Ăn nhiều các thực phẩm giàu oxalat
Một số loại sỏi thận được tạo thành từ oxalat, một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm liên kết với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Hạn chế thực phẩm giàu oxalat có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.
Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: Rau bina, sô cô la, khoai lang, cà phê, củ cải, đậu phộng, sản phẩm làm từ đậu nành, lúa mì...