Bộ GD&ĐT và thông tư "vừa qua đèo đã vấp núi"

(khoahocdoisong.vn) - Trong năm 2014, Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT cùng ban hành 2 thông tư điều chỉnh chuẩn kiến thức đào tạo ngoại ngữ và tin học. Dù bãi bỏ các quy định về kiểm tra cấp chứng chỉ theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT, nhưng quy định mới dường như lại tạo ra và cho tồn tại 2 chuẩn song song về chính hoạt động này?

Bỏ chuẩn, giáo viên vẫn khó?

Vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT.

Bên cạnh đó, còn có Quyết định 177/QĐ-TCBT ngày 30/01/1993 của Bộ GD&ĐT quy định chương trình tiếng Anh thực hành ABC và Quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành. Chứng chỉ ngoại ngữ dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. 

Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT nêu rõ, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên theo Chương 3 Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên kèm theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008.

Theo đó, kể từ ngày 15/1/2020, bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ như: Đối tượng và điều kiện dự kiểm tra; Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra; Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ… quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT.

Tuy nhiên, năm 2014, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo tiêu chuẩn Châu Âu. Khung năng lực ngoại ngữ này áp dụng cho các chương trình đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. 

Theo Bộ GD&ĐT, khung năng lực này được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Và chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp), với 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).

Như vậy, trên thực tế, từ khi Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT có hiệu lực (năm 2014) tới nay, mặc nhiên tại Việt Nam đã tồn tại song song 2 loại chuẩn ngoại ngữ cùng do Bộ GD&ĐT Ban hành và quản lý. Đó là chuẩn theo Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT, và chuẩn theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

Nói cách khác, về thực tế, tại Việt Nam đã tồn tại song song 2 mô hình, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ suốt từ năm 2014 tới nay. Hai mô hình này có 2 tiêu chuẩn khác nhau, nhưng lại có giá trị tương đương. Quy định tưởng "cởi trói" này thực tế đã gây khó cho các cấp quản lý và chính người cần xác nhận trình độ tiếng Anh, khi không phân biệt được quy định nào là cần thiết?

Từ đây, câu hỏi đặt ra, việc Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên có khiến cán bộ, giáo viên có thực sự được cởi trói?

Hay là cán bộ, giáo viên lại phải học và thi một loại chứng chỉ khác cao và khó hơn. Tức nỗi lo chứng chỉ ngoại ngữ sẽ vẫn còn?

Hình ảnh giáo viên vùng cao động viên học sinh đến lớp đầy đủ đã là kỳ tích, chứng chỉ ngoại ngữ liệu có lãng phí? (ảnh minh họa, nguồn Internet)

Hình ảnh giáo viên vùng cao động viên học sinh đến lớp đầy đủ đã là kỳ tích, chứng chỉ ngoại ngữ liệu có lãng phí? (ảnh minh họa, nguồn Internet)

Chuẩn trước chưa qua, chuẩn sau đã... có?

Không ít cán bộ, giáo viên cảm thấy “nhẹ người” khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT ngày 26/11/2019.

Tuy nhiên, trước khi Thông tư được ban hành không lâu, việc đào tạo và kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của cán bộ giáo viên đã được phê chuẩn theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ  tướng Chính phủ. 

Quyết định nêu rõ: Nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí, việc làm và khung năng lực theo quy định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 – 2030”.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 (tương đương với trình độ B2 khung châu Âu) trở lên; hướng đến năm 2030 sẽ đảm bảo 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4, tương đương với trình độ B2 khung châu Âu trở lên (tiểu chuẩn theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT).

Đề án này áp dụng đối với cán bộ trong các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Cán bộ, công chức, viên chức công tác trong hệ thống các cơ quan, đơn vị thuộc ngành ngoại giao và giáo viên, giảng viên ngoại ngữ sẽ không áp dụng theo Đề án này.

Theo mục tiêu đề ra tại Đề án, sẽ có bộ phận lớn giáo viên các cấp (ngoại trừ giáo viên ngoại ngữ) phải tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 tương đương với trình độ B2 khung châu Âu quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT mà Bộ GD&ĐT đã ban hành ngày 24/1/2014.

Từ đây sẽ thấy, Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT  Bộ GD&ĐT bãi bỏ quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên thực ra không phải là "giải phóng" cho cán bộ, công chức, giáo viên, mà thực sự chỉ “chuyển hóa” yêu cầu về chứng chỉ sang một tiêu chuẩn mới ở cấp độ cao hơn, và khó đạt chuẩn hơn. 

Đương nhiên, để đạt yêu cầu ấy,  những đối tượng này sẽ phải tiếp tục học thêm để đạt tiêu chuẩn theo quy định mới. Một thông tư tưởng cởi trói, nhưng lại hóa phiền hà thêm theo cách ấy.  

Danh sách các trường đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT khung 6 bậc bao gồm: Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Cần Thơ; Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh.
Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top