Bí quyết luộc bánh chưng ngon, dẻo, xanh tự nhiên và không lại gạo

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, để luộc được bánh chưng vừa có màu xanh tự nhiên, vừa ngon thì không phải ai cũng biết.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh tượng trưng cho Đất, đây cũng là món ăn mà người Việt cúng tổ tiên trong ngày Tết để thể hiện lòng thành uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Những năm gần đây, cứ đến Tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp... về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.

Thói quen gói và nấu bánh chưng cũng được lưu truyền qua nhiều thế hệ người Việt, mẹ truyền cho con, bà truyền cho cháu, cháu truyền cho chắt…từ đó món ăn tinh thần này lại càng được trân trọng. Nguyên liệu nấu bánh phần lớn sẽ giống nhau, chỉ tùy theo khẩu vị và kinh nghiệm của mỗi vùng miền, gia đình mà hương vị và màu sắc của bánh cũng sẽ khác nhau.

Bí quyết luộc bánh chưng ngon, dẻo, xanh tự nhiên và không lại gạo ảnh 1

Bí quyết luộc bánh chưng ngon, dẻo, xanh tự nhiên và không lại gạo

Dưới đây là một số bí quyết luộc bánh chưng ngon, dẻo, xanh tự nhiên và không lại gạo:

Dùng nồi tôn (tole) để nấu bánh chưng xanh tự nhiên

Nồi tole là loại nồi có khả năng tạo môi trường kiềm. Do vậy, thay vì dùng các loại nồi khác để nấu bánh chưng, bạn nên dùng nồi tole để nấu.

Vì môi trường kiềm sẽ giữ được màu xanh của lá dong, do đó giúp cho bánh chưng có một màu xanh thật tự nhiên.

Ngâm nếp qua nước tro

Ngâm nếp qua nước tro là một trong những cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh. Do tro có tính kiềm nhẹ nên trước khi làm bánh, một số gia đình ở miền Trung ngâm gạo nếp trong nước tro. Điều này làm tăng độ kiềm của nếp, khi nấu nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc đẹp mắt nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon của bánh chưng.

Dùng lá củ riềng

Có thể lấy lá riềng cắt thành từng miếng nhỏ, nghiền nát rồi ép lấy nước. Lấy hỗn hợp này trộn với gạo nếp đã ngâm trong nước tro, giúp gạo nếp dẻo và thơm hơn. Ngoài ra, bánh chưng còn có màu xanh đẹp từ ngoài vào trong.

Dùng chanh hoặc nước lá dứa

Nước chanh và nước lá dứa đều tạo môi trường kiềm nên cũng là cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh. Vì vậy, ngâm nếp trong nước dứa khoảng 3 tiếng hoặc vắt nước chanh vào, bánh sẽ chín nhanh hơn và có màu xanh tự nhiên.

Dùng baking soda

Thêm baking soda khi luộc bánh chưng sẽ làm cho bánh giữ được màu xanh và bánh cũng chín nhanh hơn.

Chần lá gói bánh qua nước sôi

Trước khi gói bánh, nên chần lá qua nước sôi cho mềm và dễ gói hơn. Phương pháp này cũng tiêu diệt nấm trên lá và giúp lá giữ được màu xanh sau khi luộc.

Ngoài ra, lá dong sau khi mua về phải rửa qua nước nhiều lần và lau khô. Số lượng lá gói bánh cũng phụ thuộc vào thời tiết. Trời lạnh nên dùng 6 lá, trời nóng nên dùng 10 lá để bảo quản bánh được lâu hơn.

Vo kỹ nếp trước khi nấu

Vo nếp thật sạch trước khi gói bánh sẽ cải thiện màu sắc, mùi vị và thời gian bảo quản của bánh. Gạo nếp vo thật sạch với nước nhiều lần cho đến khi nước trong. Điều này sẽ loại bỏ hết bột cám trong gạo nếp và giúp bánh có màu xanh đẹp mắt.

Dùng lá lót dưới đáy nồi

Khi luộc bánh, đặt thêm lá dưới đáy nồi để giúp bánh không bị cháy và nước luộc bánh xanh hơn.

Rửa bánh qua nước lạnh

Khi đã luộc bánh được nửa thời gian, thay toàn bộ nước và cho nước mới vào nồi. Điều này sẽ cải thiện hương vị của bánh chưng và giữ được màu xanh tự nhiên.

Dùng vật nặng đè lên bánh

Sau khi bánh luộc xong, đặt bánh lên bàn rồi dùng vật nặng đè lên để ép nước ra. Điều này sẽ khiến bánh cứng hơn bình thường và bảo quản được lâu hơn.

Theo Đời sống
Những bí mật chưa từng biết về loài rắn

Những bí mật chưa từng biết về loài rắn

Trong mắt nhiều người, rắn là một loài vật nguy hiểm và đáng sợ. Tuy nhiên, những khám phá mới mẻ về loài rắn dưới đây cho thấy thế giới của loài này vẫn còn nhiều điều bí ẩn và thú vị mà con người chưa từng biết đến.
back to top