Bí quyết chăm sóc sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm, mưa phùn

Thời tiết lạnh và mưa làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ dàng bị ốm hơn. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trong tiết trời nồm ẩm?
Bí quyết chăm sóc sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm. Ảnh minh họa

Bí quyết chăm sóc sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm. Ảnh minh họa

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến bạn dễ dàng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và mắc cúm hơn. Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc sức khỏe hữu ích mà bạn cần phải biết trong tiết trời lạnh và nồm ẩm:

Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân: Quần áo khó khô hẳn khi độ ẩm quá cao nên nếu có thể, hãy dùng máy sấy, bàn là ủi đồ trước khi mặc, tránh các nấm mốc, các bệnh ngoài da.

Giữ vệ sinh môi trường sống: Làm sạch và thông thoáng không gian trong nhà, không hút thuốc lá. Làm khô không gian sống bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, không phơi quần áo ướt trong nhà, dùng khăn khô để lau sàn.

Chế độ ăn và tập luyện: Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; duy trì việc luyện tập thể dục (có thể thực hiện trong nhà nếu ngoài trời mưa) để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Những người có bệnh mạn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc và các biện pháp kiểm soát bệnh tốt, không để yếu tố môi trường kích thích bệnh phát tác. Khi thấy có các biểu hiện bất thường, cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Sử dụng thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp cơ thể bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm… Nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất chính là là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, ví dụ như bí ngô, khoai lang, đu đủ, dứa,... Đặc biệt, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm, sử dụng dụng cụ chế biến đồ ăn chất lượng, không sản sinh độc hại, an toàn cho sức khỏe. Tuyệt đối không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh bị nhiễm khuẩn, đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc.

Uống đủ nước: Nên đảm bảo uống đủ 2L nước mỗi ngày để cơ thể thực hiện trao đổi chất tốt, tránh tình trạng đợi khát mới uống vì điều này dễ dẫn đến cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, uống nước đủ cũng là một cách hay giúp loại bỏ độc tố ra ngoài.

Tắm nước nóng: Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể bạn có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước nóng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

Ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ, sau đó lau chân khô ráo cũng là cách giúp bạn lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn.

Theo Đời sống
Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn trẻ liệu có nguy hiểm?

Hôn là hành động thể hiện tình cảm giúp gắn kết giữa người này với người khác. Tuy nhiên, nụ hôn đôi khi lại là tác nhân gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, số ca sốt phát ban nghi sởi là 38.364 (tăng hơn 94 lần so với năm 2023); số ca dương tính với sởi là 6.725 ca (tăng hơn 130 lần so với năm 2023).
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top