Bị dây kẽm B40 đập vào mắt, người đàn ông chấn thương nhãn cầu

Đang sửa chuồng gà, anh T.Q.N (59 tuổi, Hậu Giang) không may bị dây kẽm gai B40 đập vào mặt, khiến chảy máu liên tục ở vùng mắt phải, rách mi, đau nhức dữ dội phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết, vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân T.Q.N (59 tuổi, Hậu Giang) bị rách mi mắt, chảy máu liên tục, gây đau đớn dữ dội.

Theo lời kể của người đàn ông, tai nạn xảy ra trong lúc anh N. đang sửa lại chuồng gà, vô tình bị dây kẽm B40 đập vào mắt phải. Ngay sau khi tai nạn xảy ra, ông T. cảm thấy choáng váng, nhìn mờ, đau nhức mắt dữ dội và được người nhà đưa đi cấp cứu ngay, khi vết thương trên mi mắt có hiện tượng chảy máu liên tục.

Bị dây kẽm B40 đập vào mắt người đàn ông chấn thương nhãn cầu

Bị dây kẽm B40 đập vào mắt người đàn ông chấn thương nhãn cầu

Qua thăm khám, BS Lê Viết Pháp, Quyền Trưởng khoa Khám Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ chẩn đoán, mắt phải bệnh nhân có vết thương phức tạp trên mi mắt, chấn thương đụng dập nhãn cầu, chỉ định xử trí khâu vết thương. Sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh tiêm uốn ván, theo dõi tình trạng vết thương tại nhà và vệ sinh vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các bác sĩ khuyến cáo, chấn thương mắt thường đến từ những sự việc tình cờ trong đời sống thường ngày. Thực tế cho thấy, đã có nhiều ca cấp cứu chấn thương ở mắt do tai nạn lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Do đó, người dân khi tham gia lao động cần có những biện pháp bảo vệ mắt, như đeo kính bảo hộ. Khi không may xảy ra các tai nạn lao động về mắt, cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý về cách xử lý vết thương tại nhà:

Trường hợp vết thương đứt lìa, phải đem mảnh đứt đến BV; nếu vết thương chảy máu thì nên dùng khăn sạch hoặc gạc ép nhẹ vết thương để cầm máu.

Trường hợp vết thương bị vấy bẩn, bệnh nhân dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để rửa và làm sạch bụi bẩn hoặc dị vật. Đặc biệt lưu ý: Không nên dùng oxy già rửa vết thương vì có thể gây kích ứng. Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay khi phát hiện vết thương có các triệu chứng bất thường và lưu ý che chắn vết thương bằng vải sạch, băng hoặc gạc vô trùng trước khi đến bệnh viện.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top