Bệnh trĩ và những bài thuốc hay

(khoahocdoisong.vn) -Trĩ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân bệnh trĩ liên quan nhiều đến ăn uống không điều độ, lạm dụng rượu bia, thức ăn béo ngọt quá, ngồi nhiều ít vận động đều có thể bị bệnh. Sau đây là một số bài thuốc Đông y có thể tham khảo sử dụng.

Chữa rửa, bôi, đắp ngoài

Bài 1: Dùng lá thiên lý 100g rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước cốt tẩm gạc đắp lên chỗ trĩ hậu môn ngày một vài lần.

Bài 2: Nhân hạt gấc 40g giã nát, trộn với một ít dấm thanh rồi bọc vào vải, đắp búi trĩ.
Bài 3: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi, dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội, dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 4: Mật gấu bôi vào búi trĩ ngày vài lần bớt sưng đau.

Bài 5: Rau sam tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.

Thuốc uống trong

Bài 1: Rau dấp cá tươi 200- 300g nấu với 2 lít nước còn1 lít đánh nhuyễn cho ít đường uống 3 lần trong ngày. Đợt uống 3-5 ngày. Bài này thích hợp với người bị bệnh trĩ, người nóng thực nhiệt, người còn khỏe, hay ăn nhậu, người nóng đi cầu phân táo.

Bài 2: Hoàng kỳ 20g, thăng ma 8g, nhân sâm16g, đương quy 12g, sài hồ 10g, bạch truật 12g,trần bì 6g, chích thảo 4g. Nếu trĩ ra máu gia hoa hòe 12g. Nếu táo bón gia đào nhân 14g. Sắc nước uống ngày một thang. Đây là bài Bổ trung ích khí thang gia giảm. Tác dụng, điều bổ tỳ vị, thăng dương ích khí. Chủ trị tỳ vị khí hư hạ hãm, sinh ra triệu chứng sa nội tạng như sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng. Bài dùng thích hợp với bệnh trĩ mạn tính, rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể hư nhược tái phát nhiều lần, người có tuổi, người mệt mỏi, người ăn kém nên dùng. Đối với trẻ em, nguyên tắc điều trị táo bón phải nhuận tràng, thông đại tiện kết hợp với bổ huyết, sinh tân, kiện tỳ vị vì công năng của hệ tiêu hóa ở trẻ còn yếu. Sử dụng các biện pháp chỉ thiên về nhuận xổ, tẩy, bơm thụt…cũng có nghĩa mới giải quyết được phần ngọn, táo bón sẽ nhanh chóng quay trở lại với mức độ ngày càng nặng hơn.

Lương y Nguyễn Văn Phúc (Phòng khám đa khoa Thiên Tân)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top