Bài thuốc kết hợp ăn uống trị bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh ở hậu môn – trực tràng, thường do nguyên nhân táo bón. Có nhiều cách điều trị trĩ, tùy vào giai đoạn, mức độ bệnh. Y học cổ truyền có những cách điều trị trĩ rất hiệu quả bằng bài thuốc, kết hợp với ăn uống hợp lý.

Trĩ cũng nguy hiểm

Theo khảo sát của Hội Hậu môn – Trực tràng, ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% trong dân số. Thống kê từ độ tuổi 40 trở lên, số người mắc trĩ chiếm khoảng 60 – 70%.

Ở người trẻ thì tỷ lệ này ít hơn, nhưng trong thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh trĩ ngày một nhiều hơn, nhất là ở những người thường xuyên sử dụng rượu, bia…

Bệnh trĩ xuất phát từ việc khí kém, khí hư hạ hãm khiến búi trĩ sa xuống dưới. Bệnh trĩ điều trị không tốt có thể gây tình trạng viêm quanh hậu môn, áp xe hậu môn. Biến chứng nặng hơn là xuất huyết; trường hợp chảy máu nhiều có thể gây sốc hoặc thiếu máu mạn tính.

Ngoài ra, có một số biến chứng có thể gặp phải như búi trĩ sa xuống, nghẹt lại gây hoại tử; áp xe hậu môn, gây viêm tắc, thậm chí cục máu đông đó có thể chảy theo hệ thống tuần hoàn gây áp xe gan, mật, phổi…

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/bai-thuoc-tri-tieu-chay-mau11.jpg

Đông y trị trĩ hiệu quả.

Điều trị bằng bổ trung ích khí

Y học cổ truyền có bài thuốc bổ trung ích khí với các vị thuốc hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo… Các vị thuốc trên giúp bổ khí huyết, thăng đề dương khí, chữa được nguyên nhân khí hư hạ hãm ở đại trường, bồi bổ cho cơ thể để khi sức đề kháng của cơ thể tốt lên, ăn ngủ tốt, khí huyết lưu thông thì bệnh trĩ sẽ tiêu đi.

3 vị thuốc hoàng kỳ, sài hồ, thăng ma có tác dụng thăng dương khí nên dùng để chữa chứng sa giáng, co búi trĩ; đương quy có tác dụng bổ huyết nên phù hợp cho người mắc bệnh trĩ bị chảy máu.

Bài thuốc bổ trung ích khí là bài thuốc cổ, nhưng trong quá trình sử dụng, các thầy thuốc có thể gia giảm khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Cũng có thể cho thêm hai vị thuốc là liên nhục và ý dĩ – là vị thuốc giúp cho tỳ khí phục hồi, cầm máu, củng cố thành mạch… từ đó, người bệnh giảm đau, giảm mất máu, ăn ngủ tốt hơn.

Sai lầm nhiều người mắc là suy nghĩ phẫu thuật sẽ trị dứt điểm được bệnh trĩ. Tuy nhiên, trĩ là bệnh của cả hệ thống tĩnh mạch trực tràng hậu môn. Phẫu thuật chỉ cắt được phần búi trĩ thò ra bên ngoài chứ không triệt để được phần gốc nguyên nhân gây bệnh từ bên trong.

Vì vậy, sau phẫu thuật nếu không kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt, không dùng thuốc để ngăn ngừa tái phát thì bệnh sẽ dễ quay lại.

BS Hoàng Đình Lân

(nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top