Bệnh sốt do chuột cắn dễ tử vong

Chuột cắn gây ra nhiều bệnh lý, đặc biệt sốt có thể gây các biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng. Tỷ lệ tử vong từ 5 – 10% nếu không được điều trị kịp thời

Mắc bệnh sốt qua vết cắn, cào và chất thải của chuột

Bệnh sốt do chuột cắn là bệnh do động vật truyền sang người. Người mắc bệnh thường qua vết cắn hoặc vết cào của chuột hoặc các con vật thuộc bộ gặm nhấm nuôi trong nhà (chó, mèo…) mang mầm bệnh. Cũng có thể nhiễm bệnh qua tiếp xúc với chuột nhiễm bệnh hoặc qua đường tiêu hóa, qua thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm chất thải của chuột có chứa mầm bệnh. Có rất nhiều loại bệnh gây ra bởi chúng. Dựa theo căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt.

Bệnh Sodoku là bệnh nhiễm độc từ vết cắn, xoắn khuẩn Spirillum minus vào máu bệnh nhân. Bệnh được lây một các tình cờ, trực tiếp qua các vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc, hoặc ăn các thức ăn có lẫn nước tiểu của chuột chứa mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 4 – 5 ngày. Người bệnh sốt cao 39 – 400C, ớn lạnh, sốt thành từng cơn, sốt không có tính chu kỳ.

Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu của hệ thống thần kinh: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Biến chứng có thể xảy ra như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu cơ tim, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu nặng…

Nhiễm hantavirus từ chuột căn nguyên là do trực khuẩn Streptobacillus moniliformis. Đây là bệnh do chuột truyền qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột. Người bệnh có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, hạ huyết áp, xuất huyết dưới da, tiểu ít, suy thận. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc bệnh dịch hạch (qua bọ chét), uốn ván, bệnh dại.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/chuot-can-405x228.jpg

Chuột cắn gây nhiều bệnh nguy hiểm.

5 – 10% có thể tử vong

Tỷ lệ mắc sốt do chuột cắn chiếm hơn 25% số bệnh nhân không được điều trị và tỷ lệ tử vong từ 5 – 10%. Đây là là bệnh nhiễm trùng toàn thân. Nguyên nhân do Spirillum minus hoặc Streptobacillus moniliformis gây nên. Các triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có biểu hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, nôn, đau đầu sau đó thường có nổi ban ở các chi, vùng trên thân người. Viêm đa khớp có thể xuất hiện ở một nửa số bệnh nhân.

Các biến chứng có thể là viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và suy đa tạng. Việc chẩn đoán thông qua việc phân lập vi khuẩn (Spirillum minus) hoặc nuôi cấy (Streptobacillus moniliformis) máu hoặc dịch khớp, dịch viêm. Việc nuôi cấy thường khó khăn. Chưa có xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán.

Việc điều trị bệnh sốt chuột cắn kết hợp với việc chăm sóc vết cắn của chuột. Chăm sóc vết cắn: Ngay sau khi bị chuột cắn thì nên rửa sạch bằng nước muối, thuốc sát trùng, nước xà phòng. Khi đến bệnh viện bệnh nhân cần được tiếp tục rửa sạch vết thương và tiêm phòng. Điều trị nhiễm độc toàn thân bằng khanh sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Để tránh bị chuột cắn người dân cần ngủ mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn. Nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc ẩm thấp, bừa bãi làm nơi chuột trú ngụ, sinh sản. Không dùng tay không để bắt chuột.

TS Lê Xuân Dương

(Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top