Bệnh nào cần dùng đến kháng sinh?

Kháng sinh là phát minh vĩ đại của của giới y học và đã góp phần cứu sống hàng triệu người. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại thuốc này.
Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 1

Thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm do tác nhân nào gây ra? Ảnh: Cancercenter.

  • Virus
  • Vi khuẩn
  • Nấm

Thuốc kháng sinh tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Chúng không loại bỏ được virus gây cúm hay cảm lạnh. Nếu bạn uống không đúng cách, chúng có thể làm biến đổi vi khuẩn, giảm tác dụng của thuốc.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 2

Các chất tẩy rửa kháng khuẩn sẽ làm cho vi trùng chống lại thuốc kháng sinh. Ảnh: Newsmedical.

  • Đúng
  • Sai

Nhiều nghiên cứu cho rằng thành phần triclosan trong nhiều xà phòng và chất tẩy rửa kháng khuẩn, có thể làm biến đổi vi khuẩn, khiến thuốc kháng sinh giảm tác dụng.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 3

Bệnh nào sau đây cần dùng kháng sinh? Ảnh: Cleverlandclinic.

  • Cảm lạnh thông thường
  • Đau nửa đầu
  • Viêm mô tế bào
  • Dị ứng

Viêm mô tế bào là nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Cảm lạnh, đau nửa đầu và dị ứng không cần sử dụng kháng sinh.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 4

Dùng kháng sinh điều trị mụn trứng cá có thể dẫn đến kháng kháng sinh. Ảnh: Cosmosmagazine.

  • Đúng
  • Sai

Nhiều bác sĩ thường kê đơn thuốc với kháng sinh để điều trị mụn. Tuy nhiên, bất kỳ loại kháng sinh mà bạn dùng - dù nó có tác dụng gì - đều có thể gây kháng thuốc. Hãy hỏi bác sĩ thật kỹ để tìm cách điều trị tốt nhất.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 5

Thuốc kháng sinh cũng được dùng để chữa bệnh nào dưới đây? Ảnh: Livescience.

  • Viêm họng
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm xoang

Viêm họng là do vi khuẩn gây ra, trong khi viêm xoang lại do virus hoặc dị ứng không khí. Bên cạnh đó, nhiễm trùng tai có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tốt hơn là bạn không nên dùng kháng sinh trong trường hợp này vì bác sĩ phải cân nhắc các yếu tố để xem liệu bạn có thể sử dụng chúng hay không, bao gồm cả tuổi tác và tiền sử bệnh tật.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 6

Bạn có thể ngừng uống kháng sinh khi bạn cảm thấy bệnh đỡ hơn. Ảnh: Medicalnewstoday.

  • Đúng
  • Sai

Hãy uống đúng liều thuốc bác sĩ đã kê. Nếu bạn bỏ dở, một số vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển trở lại, khiến bệnh nặng hơn.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 7

Bạn có thể uống theo đơn thuốc được kê cho những người có bệnh giống mình. Ảnh: Washingtonpost.

  • Đúng
  • Sai

Dù bệnh hay các triệu chứng giống nhau, thuốc của người khác có thể sẽ không phù hợp với bệnh tật của bạn. Nếu uống sai, nó có thể làm chậm khả năng phục hồi, thậm chí làm bệnh trầm trọng hơn.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 8

Bạn có thể hạn chế việc kháng kháng sinh bằng cách nào dưới đây? Ảnh: Everydayhealth.

  • Chia sẻ thuốc kháng sinh của bạn cho mọi người khi họ ốm
  • Sử dụng kháng sinh ngay lập tức khi bị ốm
  • Luôn tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn

Việc tiêm chủng rất cần thiết vì nó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm nhu cầu phải sử dụng kháng sinh.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 9

Loại kháng sinh nào là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản vệ trên thế giới? Ảnh: Livescience.

  • Penicillin
  • Amoxicillin
  • Cephalosporin
  • Cloramphenicol

Penicillin là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu trên thế giới. Nó có tỷ lệ dị ứng cao nhất so với bất kỳ loại thuốc nào khác và gây ra phản ứng dị ứng nhanh, nghiêm trọng có thể gây tử vong đột ngột.

Benh nao can dung den khang sinh? hinh anh 10

Lạm dụng kháng sinh không thể gây ra vấn đề nào? Ảnh: Medicalnewstoday.

  • Tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Kháng kháng sinh
  • Sức khỏe tâm thần suy yếu

Việc sử dụng kháng sinh kéo dài và không có sự cho phép của bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và kháng thuốc kháng sinh. Nó không liên quan đến việc làm suy yếu sức khỏe tâm thần.

Theo news.zing.vn
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top