Bấm huyệt ngăn chặn ho, suyễn

Ho, khó thở, suyễn là 2 chứng thường gặp ở bệnh hô hấp. Điều trị 2 chứng bệnh này không đơn giản, nhưng chỉ cần bấm 1 – 2 huyệt có thể giúp ngăn chặn cơn ho, suyễn… rất độc đáo.

Bấm huyệt là phương pháp Y học cổ truyền với chi phí thấp, ít xâm lấn và có thể được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các chứng khó thở, bệnh phổi, hen suyễn... Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị bấm huyệt chữa khó thở.

Trị viêm amidan, viêm họng

Nếu bị đau rát cổ họng vì đau amidan, hãy để ý đến ngón chân cái – điểm có liên quan tới bệnh viêm họng ở gốc ngón chân cái, phía dưới, đúng nơi ngón cái liền với gan bàn chân. Nắn nhẹ phần trên và phần dưới của điểm này bằng ngón tay cái và ngón trỏ. Ngón cái ở dưới.

Nếu viêm họng do các độc tố đã bị tích lũy từ lâu trong cơ thể gây nên, thì việc xoa – bóp - bấm huyệt ở gốc ngón cái ít có hiệu quả. Nhưng nếu bệnh này bị liền sau khi bị cảm cúm, ho... thì việc bấm huyệt sẽ có tác dụng đáng kinh ngạc.

Huyệt cần bấm khi viêm họng - Ảnh BSCC

Huyệt cần bấm khi viêm họng - Ảnh BSCC

Đặc biệt, dùng đốt ngón tay cái ấn vào huyệt Giác tôn trên vành tai và day trong vòng 1 phút thì sẽ giảm ngay triệu chứng ho.

Giác tôn: Gấp vành tai về phía trước, huyệt ở bờ trên loa tai, trong chân tóc nơi có cơ cử động khi há miệng nhai, dưới huyệt là cơ tai trên, cơ thái dương.

Ấn mạnh vào hai bên huyệt Thái dương trong vòng một phút sẽ giảm cơn hen đáng kể. Nếu kết quả chưa được như mong muốn, tiếp tục bấm day huyệt Ngư tế ở phần bàn tay vùng ngón cái, đồng thời ấn huyệt Thái uyên trong 1 phút sẽ giúp cắt cơn hen nhanh chóng.

Huyệt Thái dương: Ở chỗ lõm phía sau lông mày nơi có đường mạch xanh của Thái dương. Hoặc phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước 1 thốn, nơi chỗ lõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức, có khi thấy rõ mạch máu nổi lên.

Huyệt Ngư tế: Ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.

Huyệt Thái uyên: Trên lằn chỉ ngang cổ tay, nơi chỗ lõm trên động mạch tay quay, dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.

Phương pháp chữa bệnh bằng cách xoa bóp ở các điểm phản ứng rất hiệu nghiệm đối với trẻ em.

Cắt cơn hen suyễn

Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng. Các triệu chứng này đặc biệt thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng và thay đổi của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi, mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Các huyệt trị ho và hen suyễn - Ảnh BSCC

Các huyệt trị ho và hen suyễn - Ảnh BSCC

Biểu hiện của cơn suyễn:

- Khò khè: Khò khè và có tiếng rít trong khi thở. Thông thường, bệnh nhân thở ra có tiếng khò khè nhưng đôi khi cũng nghe được tiếng khò khè khi họ hít vào.

- Ho: Một số người bệnh ho để cố gắng làm thông đường thở và hít thật nhiều khí ô-xy vào trong phổi. Đặc biệt, hiện tượng này có thể trầm trọng vào ban đêm.

- Hơi thở ngắn: Bệnh nhân khi lên cơn hen suyễn thường hụt hơi. Hơi thở của họ ngắn, nông và nhanh hơn bình thường.

- Đau thắt ngực: Cơn hen suyễn thường đi kèm với cảm giác thắt ngực hoặc có cơn đau ở bên trái hoặc bên phải.

- Hen suyễn là bệnh về thể chất, muốn trị từ gốc cần dành một khoảng thời gian khá dài để cải thiện thể chất. Nhưng khi phát tác biết cách bấm các huyệt sẽ có tác dụng cắt hoặc giảm các cơn khó thở nhẹ và trung bình. Trường hợp người bệnh có các cơn khó thở nặng, liên tục, kéo dài nhiều ngày, cần chuyển đến chuyên khoa điều trị thích hợp.

Khi bệnh nhân đang lên cơn suyễn, có thể dùng 1 ít dầu cù là, dầu nóng… bôi vào vùng 3 huyệt Định suyễn, Ngoại định suyễn, Suyễn tức. Day bấm cho đến khi da ửng đỏ lên là được.

Để phòng và trị bệnh:

Điểm Khái suyễn là huyệt đặc biệt có hiệu quả phòng ho suyễn. Khi phát bệnh, hãy kích thích huyệt này. Dùng điếu ngải hơ (cứu). Khi có cảm giác nóng lập tức dịch ra, để một lúc sau lại tiếp tục trị liệu, liên tục khoảng 3 - 5 lần là có thể hạn chế suyễn lên cơn.

- Huyệt Tam gian ở trên gốc ngón tay trỏ mặt mu bàn tay cũng có thể nhanh chóng ngăn chặn phát sinh suyễn, vì huyệt Tam gian chuyên môn ngăn chặn ho kịch liệt khi suyễn phát sinh gây ra. Dùng điếu ngải hơ (cứu). Khi có cảm giác nóng lập tức dịch ra, để một lúc sau lại tiếp tục trị liệu, liên tục khoảng 3 - 5 lần là có thể hạn chế suyễn lên cơn.

- Khu Hô hấp - ngực, phương pháp kích thích là xoa bóp nhẹ toàn bộ vùng này. Thường xuyên xoa bóp có thể tăng công năng hô hấp, phòng suyễn hiệu quả.

Lương y Hoàng Duy Tân

(nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Đột quỵ khi tập Gym, sơ cứu thế nào để thoát cửa tử?

Đột quỵ khi tập Gym, sơ cứu thế nào để thoát cửa tử?

Một người đàn ông 42 tuổi đang tập Gym thì bất tỉnh, sau đó tử vong trước khi được đưa đi cấp cứu. Thực tế không chỉ người bình thường mà cả vận động viên chuyên nghiệp khi tập luyện vẫn xảy ra đột tử. Cần biết cách tránh.
back to top