Bài thuốc quý trị sỏi tiết niệu

(khoahocdoisong.vn) - Theo quan niệm của Y học cổ truyền, sỏi tiết niệu, tiểu buốt rắt, tiểu đục, tiểu ra máu thuộc phạm vi hội chứng “ngũ lâm”, và thuộc chứng thấp nhiệt hạ tiêu.

 Nguyên nhân phần nhiều  hay ăn đồ cay nóng, uống ít nước,  hoặc do phòng sự quá độ thận âm hư hỏa động, khí hóa của bàng quang suy yếu, nhiệt uất kết, viêm nhiễm,  đều có thể sinh chứng, “ngũ lâm”. Vậy nên phòng trị sỏi thận cần thanh thấp nhiệt, bài thạch, tư dưỡng thận âm. Sau đây là một số bài thuốc phòng trị sỏi thận “ngũ lâm”.

   Nếu “ngũ lâm”đi tiểu có cặn lắng,  hoặc siêu âm thấy có sỏi đều gọi là thạch lâm. Nên dùng bài (Bài Thạch lâm thông): Kim tiền thảo 30g, quả dứa dại16g, đương quy 14g, xích thược 14g, hoàng bá 14g, tỳ giải 14g, ngưu tất 14g, đào nhân 12g, đăng tâm 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc có tác dụng: lợi tiểu thanh thấp, bài thạch, dưỡng âm… Dẫn giải phương thuốc: có vị Kim tiền, quả dứa, đăng tâm thanh nhiệt lợi thấp thông lâm bài thạch. đào nhân, ngưu tất thông ứ kết.  Hoàng bá, tỳ giải thanh thấp nhiệt. Đương quy, xích thược bổ huyết dưỡng âm. Đây là Bài thuốc có công năng vừa bổ vừa tả, chủ trị: các chứng nhiệt sỏi thận tiết niệu, đi tiểu bí khó, thận trướng nước do sỏi, uống nhiều ngày không sợ hại chân âm, tăng cường chức năng lọc đào thải của thận, ngừa sỏi tái, gây biến chứng khác có thể phối hợp với bài thuốc sau:

Nếu “ngũ lâm” đi tiểu buốt nóng, tiểu ra máu còn gọi huyết lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt chỉ huyết. Nên dùng vị: Tiểu kế 20g, bồ hoàng 20g, ngẩu tiết 12g, đương quy 12g, chi tử 12g, hoạt thạch 40g, mộc thông 8g, sinh địa 40g, cam thảo 4g, trúc diệp12g. Đây là bài “Tiểu Kế Ẩm Tử” gia vị. Sắc uống. Tác dụng: chỉ huyết, thanh nhiệt, thông lâm…Bài này uống rất tốt cho người có sỏi, có đợt đi tiểu ra máu.

  Nếu “ngũ lâm” đi tiểu đục ở cuối bải, đau lưng còn gọi cao lâm. Phép trị: thanh thấp nhiệt kiện tỳ. Nên dùng vị: Tỳ giải 20g, thương truật 12g, đơn sâm 14g, hoàng bá 14g, Liên nhục 12g, bạch linh 20g, xương bồ 12g, xa tiền14g. Sắc uống. Đây là bài “Tỳ Giải Phân Thanh Ẩm 2”. Tác dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, phân thanh biệt trọn… Bài này thích hợp người có sỏi, nước tiểu vẩn đục như nước vo gạo, đi tiểu nóng, rát và đau.

  Nếu “ngũ lâm” đi tiểu buốt rít, tiểu khó còn gọi khí lâm. Phép trị: thăng thanh giáng trọc. Nên dùng vị: Nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 16g, hoàng kỳ 14g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, đương quy 14g,  tỳ giải 14g, xương bồ 10g, ích trí nhân 12g, ô dược 12g. Sắc uống ngày một thang, đây là bài “Bổ Trung Ích Khí” gia giảm. Tác dụng: bổ khí thăng dương thanh thấp, bài thạch. Bài này thích hợp người có tuổi bị sỏi thận kèm tỳ thận khí hư, tiểu ít, tiểu khó…

Nếu “ngũ lâm” đi tiểu khó khăn, có khi đau xốc lên bụng, gọi là lao lâm.  Nên dùng bài có vị sau: Thục địa 32g, hoài sơn 16g,  đơn bì 14g,  sơn thù 14g,  phục linh 14g, trạch tả12g, quế chi 12g, phụ tử 4g, ngưu tất 14g, Sa tiền 12g. Sắc uống. Đây là bài “Tế Sinh Thận Khí Hoàn” gia giảm. Tác dụng; ôn dương bổ thận, hóa khí lợi thấp. Bài này thích hợp người có tuổi sỏi thận tiết niệu chữa hết lại có, tiểu không tự chủ.

Trên đây là bài một số bài thuốc cổ phương nên lựa chọn sử dụng theo từng thể chứng “ngũ lâm”,  phòng trị  sỏi thận tiết niệu rất hiệu quả hầu như không có tác dụng phụ. Lưu ý nếu sỏi thận gây viêm tiết niệu cấp hoặc thận trướng nước cần đi khám trị chuyên khoa.

Lương y Phan Thị Thạnh, Hội Đông y TP Vũng Tàu

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top