Bài thuốc của giáo sư Trung Quốc phòng chống dịch bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Dù chưa có thuốc đặc hiệu để chống lại dịch Covid-19, nhưng cùng với những hướng dẫn cụ thể của ngành Y tế như rửa tay, đeo khẩu trang, hạn chế đến chỗ đông người… thì học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong đại dịch SARS cũng giúp chúng ta “chiến đấu” chống lại đại dịch này.

Xin giới thiệu bài thuốc của một giáo sư Trung Quốc đã được sử dụng trong thời kỳ dịch SARS năm 2003. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của GS Đường Nông, Hiệu trưởng Trường đại học Trung y dược Quảng Tây, Trung Quốc. Ông đã lập bài thuốc cho người dân, các cán bộ công nhân viên và y bác sĩ của nhà trường để sử dụng ngay sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, giúp mọi người nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh dịch tốt hơn.

Bài thuốc như sau: Thương truật 10g, dấp cá 20g, lá tía tô 10g, trần bì (vỏ quýt lâu năm) 10g, cát căn 10g, bản lam căn 10g (có thể thay bằng bồ công anh), gừng tươi 20g.

苍术10克10g

Thương truật  10g

鱼腥草 20克

Rau dấp cá 20g

苏叶10克

Lá Tía tô 10g

陈皮10克

Trần bì 10g (vỏ quít lâu năm)

葛根10克

Cát căn 10g (bột sắn dây)

板蓝根10克,

Bản lam căn 10g

(thay bằng Bồ công anh)

生姜20克

Gừng tươi 20g

Tất cả cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước (5 chén), đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút, khi nào còn lại 600ml (3 chén) thì tắt lửa, đậy kín vung, chia đều uống hết trong ngày. Nên dùng suốt trong thời gian có dịch. Kết quả đạt được rất tốt.

Khi không có thuốc phun diệt virus, kinh nghiệm của dân gian Trung Quốc: Đóng cửa phòng lại, dùng thương truật đốt thành khói để xông phòng cũng có hiệu quả khá tốt. Mỗi tuần có thể xông phòng 2 lần.

Lương y Hoàng Duy Tân

(nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top