Chiều cao một người được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó phần lớn là nhờ hormone tăng trưởng. Hormone này hoạt động khác nhau theo độ tuổi và được tiết mạnh nhất ở trong độ tuổi dậy thì. Vì vậy dậy thì được coi là thời điểm vàng để phát triển chiều cao. Giai đoạn này nếu có chế độ sinh hoạt tốt trẻ có thể tăng 8 – 12 cm mỗi năm trong 1 – 2 năm.
Sau giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại và khó để cải thiện hơn. Và sau tuổi 24, các mảng xương tăng trưởng đóng lại thành xương rắn và không thể cao thêm nữa. Vì vậy tuổi dậy thì sẽ là lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho các cách tăng chiều cao cho trẻ.
Mặt khác, ở tuổi dậy thì, trẻ sẽ phát triển nhanh hơn trước rất nhiều khiến bố mẹ thường chủ quan về chiều cao của bé. Nếu không biết cách tận dụng thời điểm này thì chiều cao của con bạn sẽ chỉ dừng ở đó
Tuổi dậy thì của trẻ được xác định khác nhau ở mỗi giới. Ở nam bắt đầu dậy thì từ khoảng 9-12 tuổi còn ở nữ sớm hơn là từ 8-11 tuổi và kèm theo các dấu hiệu khác. Và đây cũng là giai đoạn chiều cao của trẻ tăng vọt và tăng nhanh.
Dưới đây là một số bài tập giúp trẻ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cha mẹ cần biết
Tăng chiều cao cho bé bằng bơi ếch
Bơi ếch là một trong những kỹ thuật bơi cơ bản và rất tốt cho việc cải thiện chiều cao của bé. Bố mẹ có thể đưa bé đến trung tâm bơi lội hoặc hướng dẫn bé tập bơi ếch theo các bước như sau:
Đạp tường lướt nước duỗi thẳng cơ thể tự nhiên.
Co chân, thân giữ nguyên, tay duỗi thẳng úp 2 bàn tay vào nhau để có thể lướt nước dễ dàng.
Duỗi thẳng chân theo hình vòng cung để lướt nước.
Co tay lại, kết hợp nâng đầu lên khỏi mặt nước để lấy hơi.
Sau khi lấy hơi, tiếp tục thực hiện động tác lướt nước.
Lặp lại các bước trên.
Nhảy dây – Bài tập tăng chiều cao cho trẻ đơn giản
Nhảy dây không chỉ giúp trẻ giảm cân mà còn cải thiện chiều cao hiệu quả. Sau đây là cách nhảy dây cơ bản:
Bật nhảy 2 chân lên, cùng lúc đó xoay cổ tay để tung dây qua đầu.
Không cần phải nhảy cao, chỉ cần đủ nhảy qua sợi dây là được.
Lưu ý, với kỹ thuật này nên để 2 chân tiếp đất cùng lúc.
Bóng chuyền
Bóng chuyền đòi hỏi các hoạt động như bật nhảy, vươn vai, di chuyển linh hoạt. Chúng đều giúp cho cơ bắp và xương khớp của trẻ được tập luyện, kích thích phát triển. Nhờ đó cột sống và tay chân được kéo giãn và các đĩa đệm được mở rộng tối đa. Các sụn gối cũng được tác động tích cực giúp tăng chiều cao nhanh chóng.
Bóng rổ
Bóng rổ là bài tập tăng chiều cao tuổi dậy thì lý tưởng cho trẻ. Khi chơi đòi hỏi có sự vận động toàn thân nên tăng lưu lượng máu đến các mô xương khớp. Đồng thời nó giúp giải phóng nhiều hơn các hormone tăng trưởng có lợi cho độ dài xương.
Động tác bật nhảy và rướn người liên tục khi chơi bóng rổ cũng giúp các xương được kéo giãn. Đồng thời tạo điều kiện hình thành các sụn mới để tăng chiều cao.
Đu xà
Đây là bài tập tăng chiều cao tuổi dậy thì hiệu quả có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Đu mình trên những thanh ngang chắc hẳn đã được các bé thích thú thực hiện nhiều lần. Đây cũng là một trong những bài tập kinh điển không chỉ trẻ con mà người lớn cũng thường áp dụng.
Khi đu mình thì dưới tác động của trọng lực, cột sống của trẻ sẽ được kéo giãn. Đó là hành động giúp kích thích cột sống lưng dài ra và nở rộng vai tránh gù. Ngoài ra, đu mình thường xuyên trên xà cũng giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp tay và sống lưng. Để thực hiện chỉ cần đu và động viên trẻ cố giữ cơ thể không chạm đất trong 30 giây.
Nhảy cao
Nhảy cao là bài tập bật nhảy hết cỡ giúp kéo dài toàn bộ cơ thể và xương khớp. Ngoài ra nó cũng cần sức rướn của cột sống. Động tác bật nhảy cũng khiến cơ thể tiết nhiều hormone tăng trưởng có lợi cho chiều cao của trẻ.
Đạp xe
Đạp xe là cách tăng chiều cao vừa hay phù hợp với lứa tuổi dậy thì, đối tượng thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển hằng ngày. Bài tập này tác động lên cơ chân và cơ hông là chủ yếu. Co giãn thường xuyên trong thời gian dài cũng kích thích tăng chiều cao cho trẻ.
Những lưu ý cần biết khi thực hiện bài tập tăng chiều cao
Để các bài tập hỗ trợ tăng chiều cao cho bé phát huy hiệu quả tốt nhất, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Cần cho trẻ khởi động, làm nóng cơ thể để tránh chấn thương trong quá trình tập luyện.
Bố mẹ nên ở bên quan sát để hỗ trợ trẻ khi cần.
Nên cho trẻ bắt đầu từ những động tác dễ. Sau khi bé đã quen, bố mẹ có thể cho trẻ tăng mức độ và cường độ tập.
Song song tập luyện, tầm soát sức khỏe xương khớp và bàn chân định kỳ cũng rất cần thiết, nhằm phát hiện sớm những bất thường ở hệ xương khớp, giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội.