Ăn thực phẩm chớm mốc

(khoahocdoisong.vn) - Gạo, đỗ, lạc nếu để bị ẩm sẽ có hiện tượng chuyển màu trở nên ngả vàng, một thời gian sau sẽ thành màu xanh của nấm mốc.

Hỏi: Mỗi lần về quê em thường mang lên gạo, đỗ, lạc để ăn dần. Do không có chỗ cất nên có lần lạc, gạo hơi mốc bên ngoài, em phải đem ra phơi, vo kỹ rồi nấu ăn. Không biết em ăn thế có sao không?

Trần Thị Hồng (Hải Dương)

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Gạo, đỗ, lạc nếu để bị ẩm sẽ có hiện tượng chuyển màu trở nên ngả vàng, một thời gian sau sẽ thành màu xanh của nấm mốc. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc do ẩm mốc.

Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và là nguyên nhân gây bệnh ung thư, chẳng hạn ung thư gan. Thực phẩm một khi đã bị nấm mốc thì dù rửa sạch, nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn rất nguy hiểm vì nấm aflatoxin là một độc tố khá bền vững, dù rửa sạch và đun sôi thông thường cũng không có tác dụng đối với độc tố.

Để ngừa các độc tố từ nấm, người dân không nên ăn các thực phẩm đã bị nấm mốc, đặc biệt các loại lương thực. Khi chót ăn phải thực phẩm bị nấm mốc mà bị ngộ độc phải tìm cách làm nôn ra hết thức ăn đã ăn vào để bảo vệ niêm mạc dạ dày sau đó đưa người bệnh đi cấp cứu.

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top