Bảo quản thực phẩm mùa nắng nóng

(khoahocdoisong.vn) - Vào mùa hè, với độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi các các loại vi sinh vật phát triển khiến thực phẩm rất dễ bị hỏng nếu không biết cách bảo quản. T

Cách bảo quản thực phẩm chín

Thông thường chúng ta hay chế biến sẵn thức ăn vào những ngày nghỉ để dùng cho các ngày sau vì công việc bận rộn như các món kho, món mặn, món rán, sau khi nấu xong nên chia thực phẩm vào các hộp chuyên đựng thực phẩm tốt nhất là bằng thủy tinh hoặc sứ có nắp đậy kín, làm nguội nhanh thực phẩm bằng nước lạnh hoặc nước đá sau đó đậy kín nắp rồi xếp vào tủ lạnh với nhiệt độ từ 0 - 40C.

Với các thức ăn thừa cần đun sôi lại sau đó cũng làm nguội nhanh thức ăn, để riêng từng loại vào các hộp đựng thực phẩm có nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khi cất vào tủ lạnh, trước khi dùng lại các món ăn này cần phải đun sôi lại và cũng chỉ nên ăn một lần sau đó. Các món canh chỉ nên để trong tủ lạnh 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiều bà nội trợ có thói quen để rất nhiều món ăn thừa vào tủ lạnh và để quên nhiều ngày sau đó. Để tránh thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, nên ghi chú ngày tháng trên nắp hộp .Không nên để thức ăn đã qua chế biến quá hai giờ dưới nhiệt độ bình thường.

 Lưu ý, không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh luôn bởi thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ ngưng đọng thành hơi nước, tạo điều kiện thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến ngộ độc thức ăn.

Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cầm, hải sản để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.Không để thức ăn sống cùng ngăn với thức ăn chín

Cách bảo quản thực phẩm tươi sống

Thực phẩm tươi sống không nên dự trữ quá nhiều và quá lâu vì dễ hư hỏng và mất chất khi sử dụng. Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu sử dụng trong ngày thì để ngăn mát, còn nếu để qua ngày hôm sau thì cho vào ngăn đá.

Với rau xanh nhặt bỏ gốc và lá sâu cho vào túi đựng thực phẩm buộc kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa rau vì dễ làm rau nhanh hỏng và chảy nước ra tủ.  Các loại rau cải, rau lá xanh không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.

Với trái cây mua về rửa sạch để ráo nước hoặc lau khô cho vào túi đựng thực phẩm để trong ngăn mát

Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về, để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.

Giữ thịt, cá tươi sống trong ngăn đá là cách bảo quản an toàn nhất. Để tránh việc rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm đông lạnh bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với từng bữa ăn của gia đình. Lưu ý, dụng cụ chứa thực phẩm phải tuyệt đối kín để dịch có trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh. Thịt cá cần làm sạch, rửa và để ráo trước khi cho vào ngăn đá.

Về nguyên tắc, thực phẩm tươi sống có thể để được đến một năm nếu được cấp đông từ -180 đến -3000C, cấp đông với nhiệt độ -3600C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên,  khi để lâu thì một số enzym trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm cho thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa… Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là  30 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 10 - 15 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn. Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top