Ăn thừa mỡ, đường, đạm đều có nguy cơ thừa cân

(khoahocdoisong.vn) - Thừa cân béo phì là nguy cơ đứng thứ sáu về số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, khoảng 112.000 ca tử vong mỗi năm có liên quan trực tiếp đến béo phì và hầu hết các trường hợp tử vong này là những bệnh nhân có chỉ số BMI trên 30. Bên cạnh có, những người bị béo phì trên 40 tuổi thì tuổi thọ sẽ giảm.

Thừa cân béo phì do đâu? Nhiều người cho rằng, ăn thừa mỡ, đường, tinh bột dễ mắc thừa cân béo phì nhưng ăn thừa chất đạm thì cũng được cơ thể chuyển sang thành mỡ tích tụ trong cơ thể.

Sau khi thực phẩm được đưa vào cơ thể, quá trình tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động bắt đầu bằng cách sử dụng glucose trong các thực phẩm giàu chất bột đường hoặc từ dạng dự trữ của glucose là glycogen. Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Đến khi lượng glucose ăn vào hoặc dự trữ này đã được sử dụng hết, cơ thể sẽ chuyển sang sử dụng chất béo dự trữ để giải phóng năng lượng, chủ yếu cung cấp năng lượng cho não và tế bào máu. Tuy chất béo dự trữ dưới dạng triglycerid được huy động dưới dạng axit béo để tạo năng lượng nhưng chỉ với điều kiện cơ thể có vận động thể dục thể thao, nếu không các axit béo này lại có thể được chuyển trở lại thành dạng mỡ dự trữ. 

Đối với chất đạm ăn vào chủ yếu được dùng để tái tạo các cấu trúc cơ thể, các hormon, enzym, kháng thể nhưng nếu lượng ăn vào quá nhiều cũng có thể được chuyển thành chất béo dự trữ. Do đó, khi giảm lượng chất béo ăn vào mà vẫn ăn uống nhiều chất bột đường (như ăn nhiều cơm, các loại quả ngọt nhiều đường, đồ ngọt và nước ngọt) và nhiều chất đạm thì không những lượng mỡ dự trữ đã có không được sử dụng mà mỡ dự trữ mới được tạo ra từ chất béo ăn vào sẽ làm cho cơ thể càng trở nên béo hơn. Đặc biệt, nếu không kết hợp luyện tập thể lực, thể dục thể thao thì càng không thể giảm được lượng mỡ dư thừa.

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý thì tăng cường hoạt động thể lực bằng thông qua các hoạt động đi lại, các hình thức thể dục thể thao là yếu tố không thể thiếu để giúp giảm cân, giảm mỡ và tăng cơ đảm bảo cho chúng ta có một trọng lượng có thể và cấu trúc cơ thể lý tưởng, từ đó có một cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, hệ vi sinh vật đường ruột, stress, thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng có tác động đến việc ăn uống, hấp thu, tiêu hóa và tiêu hao năng lượng cũng ảnh hưởng tới năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, do đó cũng cần được quan tâm nếu chúng ta muốn giảm cân, giảm béo hiệu quả.

TS.BS Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top