Ăn không tiêu bụng dạ yếu thử ngay mấy mẹo nhỏ này

(khoahocdoisong.vn) - Với một số mẹo nhỏ sau đây, tình trạng ăn không tiêu, bụng dạ yếu sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, khiến việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của tình trạng ăn không tiêu, bụng dạ yếu

– Do dạ dày thiếu acid: Khi dạ dày không tiết đủ acid, đặc biệt là acid hydroclorid và các lượng enzyme cần thiết thì sẽ khiến cho lượng thức ăn tiêu hóa chậm. Điều này khiến thức ăn bị lên men và tồn đọng ở một phần nào đó trong đường ruột, dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra, thức ăn lưu lại lâu hơn ở đường ruột sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn gây hại tấn công hệ tiêu hóa, gây nên cảm giác chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần.

Tình trạng ăn không tiêu, bụng dạ yếu khiến người bệnh mệt mỏi

Tình trạng ăn không tiêu, bụng dạ yếu khiến người bệnh mệt mỏi

– Do ăn uống quá tải: Ăn một lượng thức ăn lớn có thể làm dạ dày quá tải và không kịp tiêu hóa hết. Ngoài ra, nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem tivi hoặc điện thoại sẽ khiến cho não bộ bị phân tán, dẫn đến nhai không kỹ và việc tiêu hóa thức ăn cũng kém đi.

– Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, đại tràng co thắt cũng gây giảm nhu động ruột. Vi khuẩn lên men tinh bột ứ đọng lâu trong đại tràng, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng.

Một số mẹo trị ăn không tiêu, bụng dạ yếu

Củ gừng

Trong củ gừng có 2 – 3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất béo (3,7%), tinh bột và chất cay (zingeron, zingerola, shogaola…). Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, giúp chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét, có hoạt tính miễn dịch.

Gừng chữa khó tiêu rất tốt

Gừng chữa khó tiêu rất tốt

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn; đi vào các kinh phế, tỳ và vị. Gừng có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc, được dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc thực phẩm. Do đó, củ gừng thường được thêm vào trong rất nhiều chế phẩm thực phẩm, các món ăn để giúp cải thiện tiêu hóa.

4 mẹo trị đầy bụng với gừng:

– Lấy hai thìa nước cốt chanh, 3 lát gừng tươi, một thìa mật ong nguyên chất. Pha trong một cốc nước nóng và uống ngay sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.

– Uống trà gừng nóng, từng ngụm nhỏ. Ngày thực hiện 2 lần.

– Hằng ngày, ăn vài lát gừng tươi chấm muối.

– Cháo gừng: Chuẩn bị gừng tươi 30g, gạo tẻ 150g. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, gừng thái lát cho vào. Khi cháo chín, thêm đường trắng hoặc muối với liều lượng thích hợp, khuấy đều, ăn nóng.

Bạc hà

Bạc hà là vị thuốc dân gian chữa trị hiệu quả các vấn đề về dạ dày. Bạc hà cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích đường ruột, làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây chướng bụng.

Cách làm trà bạc hà như sau: Đun nước sôi và cho vài lá bạc hà vào. Ngâm trà trong 5 phút, có thể thêm 2 lát gừng tươi. Uống trà bạc hà hằng ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bụng dạ yếu, ăn không tiêu.

Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho hệ tiêu hóa. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích.

Quế

Quế là phương thuốc có hiệu quả nhanh chóng trong việc chữa trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu. Quế có tác dụng xoa bóp dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa.

Cách trị ăn không tiêu với quế: Pha ½ thìa bột quế, 2 thìa thìa mật ong vào tách sữa nóng. Uống khi có triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Tỏi

Tỏi có vị cay, tính ấm, giúp làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Trong Đông y, tỏi thường được dùng để chữa trị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh. Trong tỏi có chứa nhiều chất giúp kích thích dạ dày tiết dịch vị và tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể thêm tỏi vào các món thường ngày của gia đình để phòng tránh đầy bụng, ăn không tiêu.

Tỏi thường được dùng trong các bài thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu

Tỏi thường được dùng trong các bài thuốc chữa đầy bụng, ăn không tiêu

Cách thực hiện bài thuốc trị khó tiêu với tỏi rất đơn giản, chỉ cần lấy một vài nhánh tỏi khô, bóc vỏ, đập dập rồi hãm với nước nóng khoảng 15 phút. Uống trà này 3 lần/ngày trước bữa ăn, bạn sẽ thấy cảm giác chướng bụng, đầy hơi biến mất chỉ sau 1 ngày sử dụng.

Mát xa bụng trị đầy hơi, khó tiêu

Lấy rốn làm điểm khởi đầu. Đặt 4 ngón tay theo chiều ngang lên trên rốn. Điểm hướng tới nằm ở trên ngón trên cùng. Mát xa điểm này trong 2-3 phút theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ cảm nhận thấy vị chua xuất hiện trong miệng và lượng nước bọt tăng lên. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu cũng thuyên giảm dần.

Sử dụng sản phẩm Đông y

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo hay bài thuốc dân gian trị đầy bụng, ăn không tiêu thì người bệnh có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm Đông y với ưu điểm an toàn, hiệu quả bền vững. Đây cũng là giải pháp được giới chuyên môn đánh giá cao và nhiều người bệnh áp dụng hiện nay.

Tại Việt Nam, dẫn đầu cho xu hướng này là sản phẩm chứa các thảo dược như: Hoàng liên, Mộc hương, Bạch truật, Đẳng sâm, Hoài sơn… Sản phẩm giúp kiện tỳ vị, ổn định chức năng hệ tiêu hóa, làm lành thương tổn ở đại tràng, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, phân sống… Từ đó, rất hiệu quả đối với người bị viêm loét đại tràng, đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Sản phẩm thảo dược giúp giảm triệu chứng của viêm đại tràng, đại tràng co thắt

Sản phẩm thảo dược giúp giảm triệu chứng của viêm đại tràng, đại tràng co thắt

Duy trì sử dụng sản phẩm này hằng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, ăn uống ngon miệng hơn và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm như mất nước nặng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… Đặc biệt, do thành phần bào chế hoàn toàn từ thảo dược nên sản phẩm rất an toàn đối với cơ thể và không gây các tác dụng phụ như khi dùng thuốc tây.

Ngoài việc áp dụng các mẹo và bài thuốc trên, để phòng tránh đầy bụng, chướng hơi người bệnh cần tuân thủ theo chế độ ăn uống khoa học: tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế dùng độ ăn nhanh, thực phẩm chiên và đồ cay nóng… Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh đại tràng hàng ngày để ổn định hệ tiêu hóa và ăn uống ngon miệng hơn!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng, đại tràng co thắt

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Tâm Bình có thành phần: Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm, Trần bì, Mộc hương bắc, Hoài sơn, Nhục đậu khấu, Mạch nha, Sơn tra, Sa nhân, Hoàng liên, Cam thảo giúp kiện tỳ vị, hỗ trợ kích thích tiêu hóa. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, đại tràng co thắt: rối loạn tiêu hoá, đau bụng đầy hơi, ăn uống khó tiêu, phân sống.

Dùng cho người bị viêm đại tràng cấp và mãn tính. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, trước khi ăn 30 phút. Mỗi đợt uống từ 2 - 3 tháng. Bệnh mãn tính có thể uống lâu hơn.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Để phòng ngừa, điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, bạn có thể tham khảo thông tin tại website: https://chuabenhkhop.vn

Số: 00919/2018/ATTP-XNQC

(Tin tài trợ)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top