Ai nên hạn chế ăn mít?

Là loại trái cây giàu dinh dưỡng, quả mít mang lại vô số tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn mít một cách an toàn.

Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g thịt mít có chứa 157 calo, 1g chất béo, 38g carbohydrate, 2.8g protein và 2,5g chất xơ. So với các loại trái cây khác, hàm lượng protein của mít ở mức cao – chỉ thua kém các loại đậu. Không những vậy, trong quả mít còn chứa các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, kali, canxi và sắt. Ngoài ra, mít còn là nguồn cung cấp vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic – những khoáng chất có tác dụng tốt với hệ thần kinh.

Mặc dù vậy, mít không tốt cho tất cả mọi người. Vậy những ai không nên ăn mít?

Mít là loại quả rất phổ biến trong mùa hè - Ảnh minh hoạ

Mít là loại quả rất phổ biến trong mùa hè - Ảnh minh hoạ

Người bị tiểu đường

Với hàm lượng đường rất cao, mít là loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa. Đường trong mít là loại được hấp thụ nhanh, sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng vọt.

Người có cơ địa nóng trong

Mít chứa nhiều đường làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, có thể gây tình trạng nóng trong, khó chịu. Với người vốn có sẵn cơ địa nóng trong, ăn mít có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt...

Người bị gan nhiễm mỡ

Mít chứa nhiều đường nên không tốt cho gan và dễ gây nóng trong. Những người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế những loại trái cây quá ngọt và khó tiêu, trong đó có mít.

Người bị suy nhược

Bạn đang suy nhược sau thời gian dài ốm nặng, các cơ quan nội tạng đều yếu, nếu ăn mít sẽ rất khó tiêu, cơ thể thêm mệt mỏi khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Người mắc các bệnh mạn tính

Những người có bệnh mạn tính chỉ nên ăn ít mít. Khi ăn mít, xoài, họ cần làm sạch nhựa, nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối. Với trẻ em và người cao tuổi nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.

Cách chọn mít chín ngon

Nên chọn những trái mít đều, không có sự chênh lệch lồi lõm trên quả mít. Vì những chỗ lõm và eo của trái mít thường dễ bị sâu, có nhiều xơ hoặc cứng.

Quan sát phần gai mít đã nở hết, đầu gai tròn và đều nhau là mít đã chín ngon.Với những trái mít còn non, chưa chín thường có vỏ ngoài màu xanh, gai mít nhọn và khoảng cách giữa các gai mít dường như gần nhau.

Vỏ mít ngả màu vàng.

Ấn vào trái mít thấy đã mềm, vỗ vào nghe bịch bịch.

Mít có mùi thơm nồng nàn. Múi mít có màu vàng óng, bóng mướt còn xơ mít có màu trắng hay vàng nhẹ.

Với loại mít chín tự nhiên, khi bổ ra lượng nhựa (mủ) trắng hầu như không có và ít hơn. Trong khi mít bị ngâm hóa chất thường có dòng nhựa trắng chảy ra từ phía ruột mít.

Theo Đời sống
Đặt lưới điều trị sa trực tràng do táo bón

Đặt lưới điều trị sa trực tràng do táo bón

Sa trực tràng kiểu túi là bệnh lý thoát vị thành trước trực tràng, gây rối loạn tống phân qua hậu môn, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái do đại tiện khó và táo bón kéo dài. Đặt túi lưới ít xâm lấn, mang lại hiệu quả tối ưu.
Bị vết thương hở nên kiêng thực phẩm nào?

Bị vết thương hở nên kiêng thực phẩm nào?

Vết thương hở là những vết thương ngoài da, xuất hiện những vết rách sâu hoặc để lộ nền vết thương. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn vết thương và để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.
Cách tránh suy thận cấp do nắng nóng

Cách tránh suy thận cấp do nắng nóng

Giai đoạn nắng nóng cao điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng suy thận cấp do mất nước. Vì vậy, nắng nóng người dân cần đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải để tránh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là suy thận cấp.
back to top