Nước sôi
Mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và các khoáng chất. Nếu sử dụng nước sôi để pha mật ong, các thành phần dinh dưỡng sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm thay đổi mùi vị và màu sắc. Chỉ nên khi dùng nước 35 độ C để pha mật ong
Sắn dây
Ảnh minh họa |
Sắn dây là một loại bột uống rất mát cho cơ thể. Do củ sắn dây được coi là một trong những loại củ có giá trị lớn nhất, vừa ăn được lại vừa có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng uống mật ong với bột sắn dây cực kì nguy hiểm, có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Thì là
Ảnh minh họa |
Kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau có thể khiến gan bị tổn thương, sưng, đau mắt đỏ.
Cua
Tuy không đến mức gây nên nhiều hệ quả xấu như cá chép nhưng cua cũng được đánh giá là một loại động vật không nên dùng chung với mật ong dù cho bất kỳ đối tượng nào.
Ảnh minh họa |
Tính hàn của những con cua khi dùng chung với mật ong sẽ tạo nên phản ứng kích thích rất rõ.
Và triệu chứng thường thấy nhất khi dùng chung 2 nguyên liệu này với nhau chính là các biểu hiện kích thích đường ruột, gây nên chứng tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.
Đậu nành và những thực phẩm làm từ đậu nành
Khi kết hợp ăn mật ong cùng với đậu hũ, tào phớ, sữa đậu nành có thể sẽ làm xuất hiện hiện tượng bị vón cục, đông cứng bên trong dạ dày. Điều này dẫn đến việc người trực tiếp sử dụng bị khó thở, hụt hơi và thậm chí là hôn mê. Đặc biệt cần lưu ý ở những người mắc các bệnh tim mạch, vì nếu kết hợp hai nguyên liệu này sử dụng trong thời gian dài có thể đẩy bệnh nhân đến tình huống nguy hiểm tính mạng.
Hành tây
Ảnh minh họa |
Hành tây chứa nhiều dưỡng chất. Chúng sẽ phản ứng với axit hữu cơ và enzyme trong mật ong để tạo ra những chất có hại, kích thích đường tiêu hóa, gây chướng bụng, tiêu chảy.
Cá chép
Ảnh minh họa |
Khi chế biến chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa.
Cả mật ong và cá chép đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng riêng biệt sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp sẽ khiến các hoạt chất bị rối loạn và sụt giảm đáng kể.
Nếu ăn phải món chế biến từ cá chép và mật ong, bạn hãy dùng ngay nước cam thảo hoặc nước đậu đen để giải độc. Trong trường hợp nguy cấp, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Cơm trắng
Ảnh minh họa |
Mật ong là thực phẩm tính bình nhưng cơm có tính hàn. Theo Đông y thì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ hại bao tử, đau thắt dạ dày, ảnh hưởng đại tràng.
Thay vì vừa ăn cơm vừa uống nước mật ong, bạn có thể dùng mật ong sau bữa ăn 30 – 45 phút để tránh gặp phải tình trạng trên.
Hành lá
Ảnh minh họa |
Không chỉ kỵ với tỏi sống, hành tây, mật ong còn “cực kỳ ghét” hành lá. Y học hiện đại đã chứng minh, kết quả của quá trình kết hợp hành lá và mật ong sẽ sản sinh ra các chất độc hại, khiến người dùng gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, lâu dài có thể mắc ung thư dạ dày.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng mật ong
Không bảo quản mật ong trong bình kim loại để tránh làm giảm chất lượng mật ong và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có thể thay thế bằng bình thủy tinh, gốm sứ, để trong nhiệt độ phòng từ 20 – 27 độ C.
Sau khi biết mật ong kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về liều lượng sử dụng đúng. Mỗi ngày chỉ được sử dụng tối đa 20 – 50g mật ong nguyên chất để tốt cho cơ thể. Không nên lạm dụng mật ong vì dùng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây béo phì, sâu răng, tụt huyết áp.
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không được sử dụng mật ong. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc.
Người đang mắc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu không nên dùng mật ong. Mật ong có tính nhuận tràng mạnh, có thể làm tình trạng tiêu hóa xấu đi.
Tuyệt đối không được sử dụng mật ong đã biến chất. Biểu hiện cụ thể của mật ong hỏng là sủi các bọt khí, có mùi hơi chua, màu hơi ngả nâu đậm và không còn giữ được vị ngọt thanh.
Nên lựa chọn những đơn vị, địa chỉ cung cấp mật ong nguyên chất uy tín để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.