8 điều quan trọng người bệnh tiểu đường cần biết

Vừa qua, Khoa cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh N.T.H (49 tuổi – Đông Anh – Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi đường máu cao, phù hai chân và có nhiều vết mụn mủ ở vùng bụng và cẳng hai chân.

Sau khi thăm khám và khai thác bệnh sử của bệnh nhân thì được biết: Bệnh nhân mắc đái tháo đường – đa biến chứng, bị thoái hóa cột sống đi lại khó khăn.

Khoảng 1 tháng trước, người nhà đã mời thầy lang đến dùng phương pháp ong châm để giúp giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức chân tay, đi lại khó khăn vẫn không thuyên giảm nên bệnh nhân đã đến bệnh viện khám. Các bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân nhập viện do đường máu cao, nhiễm trùng da, với nhiều vết mưng mủ vùng bụng và hai chân do ong châm.

Theo các chuyên gia, đến nay, y học vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường. Do đó, bất cứ ai cũng cần theo dõi sức khỏe và nhận ra sớm những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Song song với đó, cần có kế hoạch phòng ngừa bệnh.

Dưới đây là những điều quan trọng sống còn về bệnh tiểu đường nhưng rất nhiều người không biết, thậm chí hiểu lầm một cách tai hại.

Tiểu đường không phải bệnh nan y. Ước tính, lượng người chết về bệnh tiểu đường mỗi năm lớn hơn số lượng bệnh nhân chết vì ung thư vú và AIDS gộp lại. Lượng người mắc tiểu đường cũng vượt gấp hai lần so với bệnh nhân mắc các vấn đề tim mạch.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc coi tiểu đường là một căn bệnh nan y. Các chuyên gia tiến hành nghiên cứu thành công một số loại thuốc có khả năng giảm các biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh.

Tiểu đường có thể “tấn công” nhiều đối tượng. Rất nhiều người thừa cân mắc chứng tiểu đường. Dù vậy, không phải bất cứ ai thừa cân đều mắc căn bệnh này.

Bên cạnh vấn đề cân nặng, những yếu tố như tuổi tác, tiền sử gia đình, chủng tộc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mắc bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải tránh xa đường. Thực tế, một lượng nhỏ đường trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân có ý nghĩa tích cực. Đừng quá lo lắng, việc cho phép mình ăn một chút đồ ngọt suốt quãng thời gian dài kiêng khem có thể chấp nhận được.

Tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm. Hiện không ít trường hợp mắc bệnh tiểu đường chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nó không phải là bệnh truyền nhiễm.

Chính vì vậy, đừng e ngại khi dành thời gian chăm sóc cho người thân mắc căn bệnh này. Gần họ, bạn có cơ hội tìm hiểu bệnh từ đó điều chỉnh cách ăn uống, sinh hoạt để tránh xa nó.

Hệ miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tương đương người khỏe mạnh. Theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, các chuyên gia tin rằng hệ miễn dịch của họ phát triển bình thường. Họ không dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hơn so với những người khác.

Những người này được khuyến khích tiêm phòng nhằm ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng mà họ có thể hứng chịu nếu mắc cúm.

Tiêm insulin không đồng nghĩa với việc bệnh ngày càng trầm trọng. Để kiểm soát lượng đường trong máu, bệnh nhân phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng thuốc và tập luyện.

Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin nên buộc phải tiêm insulin vào cơ thể. Nó chỉ là một đặc trưng, không chỉ ra bệnh đang tiến triển xấu.

Bệnh nhân tiểu đường không thể tự khẳng định lượng đường trong máu thấp. Thực tế, người bị tiểu đường khó có thể cảm nhận lượng đường trong máu của họ có xuống thấp hay không. Ngay cả khi tình trạng này xảy ra, nó rất dễ bị nhầm với những thứ khác như cảm giác lâng lâng khi bị cúm.

Thực phẩm giàu carbohydrates không tốt cho bệnh tiểu đường. Ăn nhiều thực phẩm giàu carbs dễ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Dù vậy, bệnh nhân tiểu đường không nhất thiết phải tránh xa loại đồ ăn này. Chẳng hạn, bạn vẫn có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt song cần điều độ, đảm bảo cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
back to top