Chăm sóc vườn rau hữu ích cho trẻ.
Hiện nay, nhiều cha mẹ bối rối không biết nên cho các em học những môn gì để ngoan hơn, thông minh hơn và vừa thư giãn. Một trong những hoạt động ngoại khóa sau đây có thể là giải pháp để các em có thể vừa học vừa chơi.
Đặc biệt, những hoạt động ngoại khóa bổ ích này có thể hoàn thiện kỹ năng sống, cung cấp cho các em thêm trải nghiệm và nuôi dưỡng một tâm hồn hướng thiện.
Hiện nay đã có rất nhiều bậc phụ huynh chọn gửi con em mình đến các khóa học hè tại các Chùa – để các em được dạy về đạo làm con từ các Sư Thầy, Sư Cô và các kĩ năng thực tế khác phục vụ cho đời sống hàng ngày của các em.
Khóa tu mùa hè cho trẻ em tại Chùa Kẻ Sặt Hải Dương 2017 là một ví dụ. Tại đây, các em được học trồng cây, học nấu ăn, học bảo vệ môi trường, học võ, học luật, học kĩ năng bảo vệ bản thân khỏi xâm hại, học thiền…để các em khi trở về nhà sẽ là những người con ngoan biết nghe lời, biết phụ giúp ba mẹ và có nhiều kiến thức hơn.
Làm việc nhà với cha mẹ
Nên để các em phụ cha mẹ làm những công việc nhà, phù hợp với sức của các em, để các em hiểu sự vất vả của cha mẹ hơn, thương cha mẹ hơn, ngoan hơn và cũng học thêm được nhiều kĩ năng bổ ích – như nấu nướng, dọn dẹp, và chăm sóc gia đình.
Chơi thể thao
Trong thế kỉ 21 hiện đại này, việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau qua mạng Internet nói chung và công nghệ thông tin nói riêng- có thể khiến các em có xu hướng già dặn trước tuổi, hay dậy thì sớm.
Bơi lội là một kĩ năng phòng hộ quan trọng
Chính vì vậy, thể thao là một trong những thói quen tốt để- các em có sức khỏe hơn, có thêm kĩ năng mới và cũng giúp tiết chế bớt sự phát triển sinh lý ngày càng mạnh của các em qua các bài tập.
Nhà khoa học “chân đất” Nguyễn Hồng Chương, người chỉ học hết lớp 8 nhưng đã sáng chế ra hàng loạt máy móc phục vụ bà con nông dân và được xuất khẩu sang các nước. Ví dụ về ông cho thấy việc tiếp xúc với các hoạt động thực tiễn giúp kích thích sức sáng tạo và khả năng ứng dụng thực tiễn thông qua trải nghiệm.
Chăm sóc vườn rau, một hoạt động bổ ích cho các em nhỏ
Các hoạt động kích thích sự sáng tạo trong khoa học ứng dụng cho các em có thể đơn giản như làm giày gỗ, làm mộc, làm tranh từ mạt gỗ, dệt vải, trồng cây, vắt sữa bò trên nông trại, làm sách truyện pop-up (sách nổi), thiệp chúc mừng sinh nhật, nữ công gia chánh…
Các em cũng sẽ rất vui khi tự tay mình có thể tạo ra một sản phẩm nhỏ dùng được cho bản thân và gia đình.
Học cách chi tiêu thông minh
Các bậc cha mẹ tại Singapore hiện tại đã bắt đầu dạy con sự thông thái về tài chính (financial intelligence) từ khi còn nhỏ-để mong các em biết quý trọng và dùng đúng cách tiền cha mẹ vất vả kiếm được.
Công thức chung là: 1 phần-tiêu dùng cho bản thân và gia đình, 1 phần-bỏ ống tiết kiệm, 1 phần-từ thiện và 1 phần-đầu tư.
Cha mẹ có thể tham khảo sách vở để dạy các em hay gửi các em đến những khóa học viện tài chính cho trẻ em.
Thói quen đọc sách
Tỷ phú Mỹ Bill Gate-nhà sáng lập Microsoft và một trong những nhà hoạt động từ thiện lớn nhất trên thế giới hiện nay, từng là một cậu bé đọc rất nhiều sách khi ông còn nhỏ và ông vẫn duy trì thói quen hay đọc sách này cho đến tận bây giờ với túi sách luôn bên mình.
Nhà bác học vật lý Albert Einstein đã từng chia sẻ với một người mẹ, “nếu bà muốn bọn trẻ thông minh hơn, bà hãy đọc nhiều truyện cổ tích cho chúng nghe. Nếu bà muốn bọn trẻ thông minh hơn nữa, bà hãy đọc nhiều truyện cổ tích hơn cho chúng nghe.”
Cha mẹ hãy mua cho các em- những cuốn sách khoa học vui ngắn đơn giản, sách dạy kĩ năng sống trẻ em, sách về những tấm gương đạo đức vươn lên trong khó khăn, truyện dân gian, những tập thơ ca ngợi tình cảm gia đình tình yêu quê hương và đặc biệt những câu truyện cổ tích đầy tính nhân văn như nhà bác học Einstein đã chia sẻ.
Thử sức với máy tính, đồ họa
Đối với những em có thiên hướng mạnh trong khoa học máy tính (computer sicence), nên cho các em thử sức, đặc biệt trong mùa hè với những học viện công nghệ cho trẻ em – dạy thiết kế đồ họa (graphic designs) hay lập trình (coding).
Tuy nhiên, thời gian sử dụng máy tính nên được kiểm soát một cách điều độ, và nên kết hợp với các hoạt động khác như làm việc nhà giúp cha mẹ, thể thao, đọc sách… để tạo sự cân bằng và sáng tạo trong suy nghĩ- hỗ trợ cho việc học máy tính của các em.
Theo Phương Loan (SKĐS)