7 hệ lụy tai hại cho sức khỏe khi mất ngủ lặp lại thường xuyên

Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nếu thường xuyên mất ngủ có thể khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều hệ lụy.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ trầm cảm

Theo dữ liệu năm 2005 của Mỹ, những người được chẩn đoán bị trầm cảm hoặc lo âu thường ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm. Thực tế, mất ngủ và trầm cảm là hai triệu chứng có liên quan mật thiết đến nhau. Mất ngủ thường làm trầm trọng thêm bệnh trầm cảm, trong khi những người bị trầm cảm sẽ khó ngủ hơn bình thường.

Gây tăng cân

Theo nghiên cứu năm 2004, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh béo phì tới 30% so với những người ngủ 7-9 giờ. Nguyên nhân bởi Ghrelin là hormone kích thích cảm giác đói trong cơ thể, trong khi leptin chuyển tải tín hiệu no đến não và ngăn cản sự thèm ăn.

Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc giảm leptin và tăng ghrelin ở mức cao. Không chỉ vậy, mất ngủ còn khiến bạn thèm ăn nhiều chất béo, thực phẩm giàu carbohydrate. Lâu ngày sẽ khiến tăng cân, thậm chí gây béo phì.

Gây hại cho da

Hầu hết mọi người đều bị sưng húp mắt, quầng thâm, nếp nhăn và da tái xám sau một vài đêm mất ngủ. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ phải giải phóng nhiều hormone cortisol gây dư thừa, phá vỡ collagen - loại protein giúp làn da mịn màng và đàn hồi.

Dễ cáu gắt

Gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà không vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động.

Tăng nguy cơ đối với bệnh ung thư

Theo một nghiên cứu ở Anh, những phụ nữ có giấc ngủ ít hơn 6 giờ/đêm sẽ có nguy cơ phát triển ung thư vú. Một nghiên cứu khác của Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết. Tình trạng này xảy ra do sự hạn chế sản xuất của hormone melatonin trong khi ngủ – một loại hormone giúp chống lại sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Hay quên

Nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học Mỹ và Pháp xác định rằng não có trách nhiệm củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não, nơi lưu giữ ký ức được lâu dài. Điều này xảy ra sâu và hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ đủ giấc. Vì vậy, khi mất ngủ, não bộ sẽ không thể truyền tải đầy đủ nên rất hay quên.

Vấn đề tim mạch

Khó ngủ, thường xuyên không duy trì được giấc ngủ ngon khiến cho hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, các mạch máu bị co lại gây tăng huyết áp. Điều này tạo áp lực lớn cho hệ tim mạch, lâu dài gây ảnh hưởng đến chức năng của tim. Bên cạnh đó, mất ngủ nhiều còn gây mất cân bằng nội tiết dẫn đến cơ thể tăng tiết insulin để ổn định đường huyết, ảnh hưởng xấu đến tim mạch.

Theo Đời sống
Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Dị vật sống trong tai có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây mất thính giác. Gia đình có bé nhỏ, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé.
back to top