7 bệnh từ thói quen ngủ gục trên bàn

Học sinh hay dân văn phòng thường có thói quen ngủ gục trên bàn vào giờ nghỉ trưa. Tư thế này có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Theo Sina, uốn gập cổ và ngực lâu dài, độ cong của cơ thể sẽ tăng lên, chèn ép lên các cơ quan như tai, mắt, khuôn mặt, động mạch cổ, cột sống, tim, phổi, dạ dày, tư thế ngủ không tốt này tạo ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe.

7 bệnh từ thói quen ngủ gục trên bàn ảnh 1

Ngủ gục trên bàn dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

1. Bệnh tim mạch và máu não mãn tính

Buổi trưa là lúc tuần hoàn máu trong cơ thể nhanh nhất, ngủ gục trên bàn buổi trưa làm cong gập quá mức phần đầu và ngực, tạo áp lực lên các cơ quan như động mạch cổ, tim, phổi, dạ dày, làm tăng gánh nặng cho tim phổi, thêm vào sau bữa trưa, cơ thể cần nhiều máu chảy vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa hấp thu, dẫn tới thiếu máu và oxy lên não, gây ra hô hấp khó khăn, sau khi tỉnh dậy xuất hiện các triệu chứng não thiếu máu thiếu oxy như chóng mặt, hoa mắt, ù tai;

Thêm vào đó khi ngủ trưa nhịp tim dần chậm lại, máu chảy vào não giảm bớt, làm tình trạng thiếu máu não nặng thêm, sẽ khiến cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê chân. Vì vậy việc buổi trưa ngủ gục trên bàn làm việc là tổn thương lâu dài đối với hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai cũng có thể dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và máu não mãn tính.

2. Bệnh đường hô hấp

Ngủ gục trên bàn khiến độ cong của cơ thể gia tăng, đè lên phổi, tăng gánh nặng cho phổi, hơn nữa do máu và oxy cung ứng không đủ, phổi không thể giãn căng thoải mái, dẫn tới hô hấp khó khăn, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, đặc biệt là đối với nữ giới, sẽ do chèn ép lên ngực mà càng có khả năng gây nên các bệnh về tim hoặc vú trong tương lai.

3. Bệnh đường tiêu hóa

Sau bữa trưa cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, để hỗ trợ tiêu hóa hấp thu, ít nhất cần 1h mới có thể làm sạch hết thức ăn trong dạ dày; nếu sau khi ăn mà gục trên bàn ngủ luôn, do độ cong cơ thể tăng, dạ dày sẽ bị đè nén, làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.

4. Bệnh về mắt

Khi ngủ ngục đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, còn có thể làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.

5. Bệnh dây thần kinh cột sống

Nghoẹo cổ và đè nén phần thân trên lâu dài sẽ khiến cơ cổ, cơ vai, và cơ vùng eo (cơ psoas) ở trong trạng thái căng thẳng, hình thành nên chứng nhức mỏi cơ vai cổ, khiến đốt sống cổ và đốt sống ngực biến dạng nhẹ. Một người thường xuyên duy trì trạng thái cúi đầu, độ cong sinh lý của cổ sẽ thành hình chữ “C”, khi ngủ gục trên bàn, cổ uốn về phía trước, ngược lại với đặc điểm sinh lý của cổ, vì vậy sau khi ngủ dậy thường cảm thấy cổ nhức mỏi, tay chân tê rần.

Bên cạnh đó khi ngủ gục, đầu nghoẹo sang một bên, khiến cơ bắp 2 bên không cân xứng, một bên co, một bên duỗi, dây chằng và cơ cổ căng lên gấp bội, khiến cơ sau cổ mệt mỏi quá độ, sẽ dồn hết trọng lực lên xương đốt sống cổ, lâu dài sẽ tạo thành thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gây bệnh về đốt sống cổ. Thêm vào đó, do phần thân trên bị chèn ép nhiều ngày, dẫn tới cong cột sống, làm xuất hiện triệu chứng tổn thương cơ psoas.

6. Bệnh về dây thần kinh trụ ở khuỷu tay

Khi nằm bò trên bàn ngủ hoặc tay đỡ cằm ngủ, khuỷu tay cần cong gập ra phía ngoài, góc cong khá lớn hoặc dựa vào mặt bàn, mà thần kinh trụ ở chỗ dây thần kinh bên trong phần khuỷu tay vô cùng nông, ở ngay giữa da và xương, rất dễ bị tổn thương do bị chèn ép lâu ngày, gây thay đổi bệnh lý dây trụ, hoặc thần kinh bám dính, khiến cho ngón đeo nhẫn và ngón út đau mỏi tê cứng, gọi là “hội chứng đường hầm Cubital”, nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện “tay dạng quặp”.

7. Đau dây thần kinh ngoại biên cánh tay

Ngủ gục trên bàn, lấy cánh tay làm gối ngủ, gây chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên cánh tay, khiến thần kinh cánh tây tê liệt, ảnh hưởng tuần hoàn máu và dẫn truyền thần kinh, dẫn tới ngón cái và ngón trỏ tê nhức, không thể cầm đũa, bút, đồng thời gây tê liệt thần kinh cục bộ như đau vai, đau mỏi cánh tay. Ngoài ra, khi nằm nhoài trên bàn ngủ, thần kinh trên mặt bị chèn ép, tổn thương, làm tê liệt thần kinh hoặc biến dạng mặt, lưu lượng máu động mạch cảnh một bên do tư thế ngủ gục mà trở nên ít đi, dễ gây bệnh mãn tính.

Khi ngủ trưa ở văn phòng, bạn cần ghi nhớ 5 điều sau:

1. Tạo điều kiện ngủ nằm.

2. Trước khi ngủ không ăn thức ăn dầu mỡ, không nên ăn quá no.

3. Sau khi ăn trưa không được nằm xuống ngủ ngay.

4. Khi ngủ trưa cần tránh bị kích thích bên ngoài quá mạnh, vì khi ngủ cơ bắp thả lỏng, mao mạch giãn ra, lỗ chân lông mở lớn, dễ bị cảm lạnh hoặc sinh các bệnh khác.

5. Sau khi thức dậy nên hoạt động nhẹ: đứng lên từ từ, uống cốc nước để bổ sung dung lượng máu, không lập tức làm ngay những công việc phức tạp và nguy hiểm.

Theo Hiểu Thư (Zing)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top