6 thực phẩm giúp kiểm soát chứng ợ nóng

Yến mạch, chuối, nha đam,… là những thực phẩm có thể giúp chúng ta kiểm soát được chứng ợ nóng.

Trà gừng

Theo Boldsky, gừng là loại củ có đặc tính dược liệu đáng kinh ngạc, bao gồm khả năng chữa các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và cũng rất hiệu quả đối với chứng ợ chua.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hãy gọt một củ gừng và bào sợi, thêm vào một cốc nước và đun sôi hỗn hợp trong vài phút rồi để nguội bớt và uống sau bữa ăn.

Nha đam

Khi bị ợ nóng, thành thực quản bị tổn thương, việc bổ sung lô hội sẽ giúp làm dịu rát họng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chưng nha đam với đường phèn để cải thiện sức khỏe.

Yến mạch

Loại ngũ cốc này thường được khuyên dùng vào bữa sáng. Nó mang lại cảm giác no lâu do cơ cấu làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm cảm giác nóng rát do axit.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chất xơ trong yến mạch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng ợ nóng kéo dài.

Chuối

Chuối, đặc biệt là chuối chín, rất tốt để làm dịu chứng ợ nóng, vì chúng bao phủ thực quản và giảm cảm giác nóng rát.

Tuy nhiên, chuối làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit đối với 1% dân số. Vì vậy, nếu thấy chứng ợ chua không cải thiện thì hãy dùng cách khác.

Hạt thì là

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hạt thì là là một loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời và thường được dùng như một chất làm thơm miệng sau bữa ăn. Hãy nhai một vài hạt này nếu bị ợ chua hoặc uống một chút trà thì là sau bữa ăn để làm dịu dạ dày.

Salad rau củ

Các loại rau lá xanh như rau diếp hoặc rau arugula (rau cải lông) có khả năng làm giảm cảm giác đau, rát do axit gây ra. Do đó, có thể bổ sung nó vào bữa ăn hằng ngày để hạn chế ợ nóng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên nên tránh sử dụng hành tây, cà chua, pho mát hoặc nước xốt trong món salad này vì có thể khiến ợ nóng trở nên nghiêm trọng.

10 mẹo thay đổi lối sống ngăn ngừa chứng ợ nóng

- Tránh ăn quá no, nên chia các bữa ăn thành nhiều khẩu phần nhỏ.

- Nên ăn chậm hơn và dành thời gian nhai kỹ thức ăn giúp làm dịu tình trạng trào ngược axit.

- Nên giữ lưng thẳng trong khi ngồi ăn. Lưng bị cong sẽ tạo ra sức ép lên dạ dày và do đó làm tăng nguy cơ ợ nóng.

- Tránh uống quá nhiều cà phê nhất là khi bụng đói, vì sẽ có xu hướng kích thích niêm mạc dạ dày.

- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ uống có cồn.

- Không tiêu thụ các loại thực phẩm béo như các đồ chiên rán vì chúng làm chậm quá trình rỗng của dạ dày (thức ăn ở trong dạ dày càng lâu thì càng có nhiều nguy cơ trào ngược lên thực quản).

- Tránh thức ăn gây kích thích (ớt, hành sống...) và nước ngọt.

- Tránh mặc quần áo quá chật ở phần thắt lưng, đặc biệt là sau bữa ăn, vì điều này làm tăng áp lực lên dạ dày và thúc đẩy trào ngược dạ dày.

- Không đi ngủ ngay sau khi ăn, kết thúc bữa ăn tối 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Ngủ nâng cao phần trên cơ thể một chút, và lý tưởng nhất là nằm nghiêng về bên trái để tạo điều kiện cho dạ dày "làm trống".

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top