Dưa chuột đắng
Dưa chuột là loại quả nhiều người yêu thích của nhiều gia đình. Dưa chuột chứa nhiều nước, chất xơ tốt cho sức khỏe.
Dưa chuột đắng. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, dưa chuột chứa tới 90% nước nên dễ thối, hỏng. Vị đắng của quả dưa chuột là do cucurbitacin vốn có ở thân cây. Với liều lượng nhỏ cucurbitacin giúp lợi tiểu, tốt cho cơ thể nhưng hàm lượng cao có thể gây ngộ độc. Cucurbitacin ở quả dưa đắng không gây chết người nhưng tốt nhất không nên ăn vì khiến sẽ bạn khó tiểu, tiểu nhiều gây mất nước.
Khi ăn dưa chuột, tốt nhất bạn nên chọn dưa tươi, ngon, không ăn dưa đắng, xốp, héo. Bạn có thể ngâm dưa chuột trong nước muối 3-5 phút để loại bỏ nhựa của quả này.
Tương tự các loại bí, mướp, bầu có vị đắng bạn cũng không nên ăn vì có thể ngộ độc Cucurbitacin
Mía mốc đỏ
Mía mốc đỏ sinh ra độc tố. Ảnh minh họa |
Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc, ví dụ các chấm màu đỏ là chất Arthrinium sản sinh một loại độc tố Axit 3-nitropropionic, gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Loại độc tố này không loại bỏ được bằng cách rửa hay nhiệt. Tốt nhất, không nên ăn mía mốc đỏ để tránh nhiễm độc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Trứng có vết lốm đốm dày đặc trên vỏ
Trứng xuất hiện nhiều vết đốm có biểu hiện hỏng. Ảnh minh họa |
Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc mà bất kỳ nhà nào cũng có sẵn. Đặc biệt, có thể nhận biết mức độ tươi của quả trứng thông qua lớp vỏ bên ngoài. Nếu vỏ trứng bên ngoài xuất hiện nhiều vết lốm đốm dày đặc thì chứng tỏ là nó đã bị mốc và có biểu hiện thối, hỏng. Đừng cố tiếc rẻ mà đập ra ăn nếu không muốn rước bệnh vào thân.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì không tiếc. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn tới tử vong vì khi khoai già và mọc mầm, việc chuyển hóa thành các loại đường trong quá trình thúc đẩy sinh trưởng của mầm khoai sinh ra alcaloit.
Người ngộ độc alcaloit ít có thể gây các vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nhưng ngộ độc nặng gây mê sảng, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, đau bụng, thậm chí tử vong.
Khoai tây để lâu mọc mầm, có mảng xanh không nên ăn. Ảnh minh họa |
Do đó, không nên ăn khoai tây mọc mầm và có mảng màu xanh, héo, sâu. Bởi dù khoét mầm, vẫn không thể loại bỏ được alcaloit. Khi ăn nên chọn khoai tây mới thu hoạch, tươi ngon.
Lưu ý, khoai lang, hành mọc mầm không sinh ra độc tố. Có thể gọt bỏ phần mọc mầm trong khoai lang, ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 phút trước khi sử dụng.
Gừng
Gừng để lâu sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Củ gừng thường được mua tích trữ trong căn bếp của nhiều gia đình, nhưng nếu để quá lâu thì nó cũng thể bị thối, hỏng. Điều đáng lo ngại là nhiều người thấy gừng bị thối liền dùng dao cắt bỏ đi phần hỏng rồi tiếp tục sử dụng. Nhưng dù cho gừng có được đun sôi lên thì độc tố vẫn có thể tích tụ lại, nếu ăn vào lâu ngày còn gây hại cho cơ quan gan, đường ruột.