4 nhóm người không nên ăn măng cụt để tránh rước họa vào thân

Măng cụt ngoài hương vị thơm ngon quyến rũ còn là loại quả có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, 4 nhóm người dưới đây không nên ăn măng cụt để tránh rước họa vào thân.

Thành phần dinh dưỡng của măng cụt

Măng cụt là một loại trái cây phổ biến ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài hương vị thơm ngon quyến rũ, măng cụt còn là loại quả có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 196g thịt măng cụt chứa 143 calo, carbohydrate, chất xơ, vitamin C, vitamin C, B9, B1 và ​​B2 cùng với các khoáng chất như mangan, đồng và magiê.

Măng cụt còn có một số đặc tính chống oxy hóa. Các hợp chất như Vitamin C, Folate và Xanthones có nhiều trong măng cụt góp phần chống viêm, chống lão hóa và chống tiểu đường...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 nhóm người không nên ăn măng cụt để tránh rước họa vào thân

Người bị bệnh về tiêu hóa

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều hơn 30 gram măng cụt có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều măng cụt có thể làm triệu chứng táo bón ở người bị hội chứng ruột kích thích trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng liệt dạ dày ở người bị bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Đây là loại trái cây không phù hợp với phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ của nó là gây ra mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, buồn nôn, khó thở, choáng váng... Khi thấy những biểu hiện này cần dừng ăn măng cụt ngay lập tức.

Người đang trong quá trình hóa trị, xạ trị

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình hóa trị, xạ trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh có trong măng cụt sẽ loại bỏ các gốc tự do này và làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Người bị bệnh đa hồng cầu

Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều hồng cầu, làm tăng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân mắc căn bệnh này nên hạn chế ăn măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng hồng cầu.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top