150.000 F0 tại TPHCM chưa được cấp mã bệnh nhân quốc gia

(khoahocdoisong.vn) - Trường hợp test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 đều được xem là F0. TPHCM hiện có 150.000 F0 diện này chưa được cấp mã bệnh nhân quốc gia.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, để xác định một trường hợp là F0 cần xét nghiệm bằng kỹ thuật RT- PCR. Test nhanh có hạn chế là làm độ nhạy và đặc hiệu không cao.

Tuy nhiên, thời gian qua, số ca bệnh tăng nhanh; một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng của mắc Covid-19 qua test nhanh cần được xác nhận nhiễm để điều trị kịp thời. 

quan-ly-f0-tai-nha.jpg
Thời gian qua, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng của mắc Covid-19 qua test nhanh cần được xác nhận nhiễm để điều trị kịp thời. TPHCM hiện có 150.000 trường hợp thuộc diện này. 

Do đó, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, đã có công văn cho phép công nhận người có kết quả test nhanh dương tính là F0.

TPHCM đã ghi nhận tất cả trường hợp có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 là F0 và quản lý đúng quy định, đảm bảo điều kiện cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà, phát gói thuốc A, B, C để chăm sóc F0 tại cộng đồng.

Hiện nay, các trường hợp F0 này chưa được Bộ Y tế công bố và chưa cấp mã số quốc gia. Vì vậy, vừa qua, TPHCM đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế bổ sung các trường hợp này vào danh sách và cấp mã số để TP quản lý bằng mã số quốc gia. Theo thống kê, TPHCM hiện có khoảng 150.000 F0 thuộc trường hợp này.

Về chiến lược xét nghiệm tầm soát để bóc tách F0 trong cộng đồng, BS Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho hay, tại “vùng đỏ” và “vùng cam” thực hiện lấy mẫu bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh với tỷ lệ dương tính lần lượt là 0,4% và 0,2%. Đối với "vùng xanh", "cận xanh và vàng", thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR gộp theo đại diện hộ gia đình có tỷ lệ dương tính là 0,1%. Tỷ lệ này đang giảm từng ngày theo số lượng F0 phát hiện trong cộng đồng.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top