10 sinh vật độc lạ dưới đáy biển sâu

Đáy đại dương vốn là nơi ẩn náu của những sinh vật độc đáo bậc nhất hành tinh. Trong đó sứa mắt đỏ Medusa, mực mắt đen trong suốt,… là những sinh vật biển sâu có hình dáng và màu sắc độc lạ ít ai ngờ tới.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau
1. Sứa mắt đỏ Medusa: Là một trong những động vật đẹp nhất bờ biển Thái Bình Dương tạo sự thu hút với những đốm mắt màu đỏ xung quanh các xúc tu.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-2
2. Mực mụ: Có hình dáng vừa giống bạch tuộc, vừa giống mực. Loài này chủ yếu ăn tôm và các động vật giáp xác nhỏ.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-3
3. Sao biển giòn: Có cấu trúc cơ thể ở dạng đối xứng tỏa tròn. Chúng có thể sử dụng kết hợp của cả 5 xúc tu ngoằn ngoèo của cơ thể để di chuyển theo bất cứ hướng nào muốn.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-4
4. Mực mắt đen trong suốt: Có đặc trưng nổi bật là đôi mắt to tròn đen tuyền.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-5
5. Sên biển Nudibranch: Có hình dáng nhiều màu bắt mắt. Loài này có thể sử dụng màu sắc sặc sỡ của cơ thể để ngụy trang tránh kẻ thù.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-6
6. Cua nhện biển trắng: Có hình dáng pha trộn giống loài nhện, khuôn mặt hài hước.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-7
7. Cua vàng ẩn sĩ (Hermit Crab): Thường sống trong vỏ ốc hay vật rỗng. Phần bụng của chúng thường mềm và không được bảo vệ.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-8
Bức chân dung đáng kinh ngạc về một con cua ẩn sĩ đang vươn mình ra khỏi vỏ ốc.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-9
8. Mực quỷ: Tên khoa học Vampyroteuthis dài 15cm, sống ở độ sâu 600–900m trở xuống, chúng không có túi mực, thân có hai rìa lớn, mình trơn và nhũn dễ bị nhầm là sứa. Mực quỷ trông rất dữ dằn với đôi mắt hình cầu to bằng mắt của một con chó lớn. Các xúc tu phủ đầy gai trông giống như những chiếc răng nhọn khiến chúng có biệt danh là "mực quỷ".
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-10
9. Bạch tuộc Dumbo: Loài bạch tuộc Dumbo (Grimpoteuthis sp) sống ở các vùng nước sâu trong lòng đại dương. Chúng có vây nhô ra trên đầu giống như tai con voi dùng để bơi. Chiều dài thân bạch tuộc có thể lên tới 1,8 m.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-11
10. Giun cây thông: Loài giun này có tên khoa học là Spirobranchus giganteus, phân bố rộng rãi khắp các đại dương nhiệt đới trên thế giới, từ vùng biển Caribbean cho đến Ấn Độ – Thái Bình Dương. Điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất của loài giun này đó là hai “chiếc vương miện” giống như 2 cây thông Giáng sinh.
Ve dep la cua dong vat khong xuong tru ngu duoi bien sau-Hinh-12
Những cây thông này có nhiệm vụ vận chuyển bất cứ sinh vật nào mắc kẹt trong đó vào… miệng con giun. Có cơ thể hình ống, viền xung quanh bao phủ nhiều lông và các chi rất nhỏ giúp chúng có thể di chuyển được trên rạn san hô.

Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh loài sinh vật ở Việt Nam có chất lỏng siêu đắt đỏ

Theo Đời sống
back to top