Tận mục loài cây cứng hơn thép, 'chấp' cả súng đạn
Thiên Trang (TH)/TT&CS
Trong quân sự, loài cây này có vai trò là "lá chắn tự nhiên" đáng tin cậy, làm áo giáp và phương tiện phòng thủ.
chia sẻ
Trong thế giới thực vật, bạch dương đen (Betula schmidtii) nổi lên như một kỳ tích của tự nhiên. Được mệnh danh là "vua của các loại gỗ" hay "mộc vương", loài cây này không chỉ sở hữu vẻ đẹp kỳ bí mà còn được biết đến với độ cứng phi thường, vượt xa cả thép, khiến nó trở thành một trong những loài cây quý hiếm và đặc biệt nhất trên thế giới. (Ảnh: Plantarium)
Gỗ của bạch dương đen cứng gấp đôi thép và gấp bốn lần gỗ keo, khiến âm thanh phát ra khi tác động vào thân cây giống như đang gõ vào kim loại. Đặc biệt, khi đạn bắn vào thân cây, đạn không thể xuyên thủng mà chỉ để lại vết xước nhẹ. Độ cứng phi thường của gỗ bạch dương đen đã biến nó trở thành "lá chắn tự nhiên" đáng tin cậy trong quân sự, dùng để làm áo giáp và phương tiện phòng thủ.(Ảnh: Free Image)
Bên trong cây bạch dương đen tồn tại một cơ quan đặc biệt, có khả năng hấp thụ và chuyển hóa liên tục các chất dinh dưỡng, carbon dioxide và nước. Qua quá trình sinh hóa phức tạp, các chất này được nén chặt lại, hình thành nên những lớp gỗ cứng cáp. (Ảnh: Wikipedia)
Đặc điểm này giúp gỗ bạch dương đen trở nên cực kỳ bền bỉ và đáng tin cậy trong nhiều ứng dụng khác nhau, từ quân sự đến sản xuất phụ kiện hàng không, phụ tùng xe hơi và tàu tuần dương.(Ảnh: DNVN)
Cây bạch dương đen sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt của vùng ôn đới, với mùa đông dài và đất đai nghèo dinh dưỡng. Nhờ quá trình thích nghi lâu dài, cây đã tích lũy tối đa các chất dinh dưỡng và tăng cường độ cứng. (Ảnh: florakorea.myspecies)
Với tuổi thọ trung bình từ 300-350 năm, cây bạch dương đen có thể cao tới 20m và có đường kính thân khoảng 70cm. Vỏ cây có màu đen hoặc đỏ tươi, điểm thêm các chấm trắng, tạo nên vẻ ngoài độc đáo và dễ nhận biết.(Ảnh: NatureSpots)
Không chỉ gỗ, lá của cây bạch dương đen cũng có giá trị cao trong y học, được sử dụng để điều trị các bệnh gút và thấp khớp. Gỗ bạch dương đen có hàm lượng lignin và cellulose cao, tạo thành cấu trúc tương tự như vật liệu composite, mang lại độ cứng vượt trội cho gỗ.(Ảnh: Sheffield's Seed Company)
Tuy nhiên, bạch dương đen đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do nhu cầu khai thác gỗ cao và tốc độ sinh trưởng chậm. Việc khai thác bừa bãi đã làm giảm đáng kể số lượng loài cây này, đe dọa sự tồn tại của một trong những loài gỗ quý hiếm nhất trên thế giới.(Ảnh: DNVN)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.
Việc Trung tướng Kirillov, Tư lệnh Binh chủng hóa học của quân đội Nga bị ám sát giữa thủ đô Moscow gây rúng động nước Nga; vậy hậu quả mà Ukraine phải gánh sau khi Tướng Kirillov bị ám sát sẽ là gì?
Đó là loài chuột châu chấu phương nam, có biệt danh là 'ma sói', sống ở sa mạc Sonoran (Mỹ). Vào những đêm trăng tròn, loài chuột này thường tru lên như sói.
Rắn hổ lục Gaboon có lượng nọc độc phóng ra lớn nhất so với bất kỳ loài rắn độc khổng lồ nào khác trên thế giới. Ngoài biệt tài ngụy trang, loài rắn này còn sở hữu cặp sừng trên mũi và đôi mắt to đáng sợ.
Câu chuyện khó tin về sự sống sót kỳ diệu của một cậu bé 8 tuổi đã lan truyền trên khắp Zimbabwe. Lạc vào khu bảo tồn động vật hoang dã đầy sư tử, sau 5 ngày tự xoay xở, cậu bé đã được tìm thấy an toàn.
Các nhà khoa học vừa có một khám phá đầy thú vị về loài dơi. Loài dơi noctule thông thường đã tận dụng sức mạnh của các cơn bão để thực hiện những chuyến đi dài vài trăm kilômét trên khắp châu Âu.
Nghiên cứu mới nhất từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã hé lộ những manh mối quan trọng về nguồn gốc của tín hiệu sóng vô tuyến bí ẩn nhất vũ trụ này.
Honor X9c, mẫu smartphone mới nhất của Honor, sắp ra mắt tại Việt Nam vào ngày 10/1 tới đây được kỳ vọng sẽ trở thành một lựa chọn đáng chú ý trong phân khúc tầm trung.