Loại gỗ có khả năng đổi màu quý hiếm

Tại Việt Nam, loài gỗ quý này được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co
Gỗ Purple Heart (Peltogyne spp), hay còn gọi là gỗ trái tim màu tím, là loại gỗ quý hiếm có khả năng đổi màu theo môi trường tiếp xúc. Tại Việt Nam, loại gỗ này được gọi là gỗ cẩm tím, hương tím và được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gỗ tại Việt Nam, nhóm gỗ quý có giá trị kinh tế cao và khan hiếm. (Ảnh: DNVN)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-2
Khi mới cắt, gỗ có màu nâu xám hoặc tím nhạt, nhưng sau khi tiếp xúc với không khí, nó trở thành màu tím đậm hơn, và nếu để lâu trong môi trường và tiếp xúc với ánh sáng, gỗ sẽ chuyển sang màu nâu sẫm với một chút màu tím.(Ảnh: Treehut watch)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-3
Loại gỗ này đặc trưng của vùng Trung và Nam Mỹ, thường được tìm thấy ở các khu rừng mưa nhiệt đới như Brazil, Suriname và Guyana. (Ảnh: Reddit)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-4
Purple Heart nổi tiếng về độ dày, khả năng chịu nước, chống mối mọt và ẩm mốc rất tốt, thuộc top thế giới về độ cứng và độ bền.(Ảnh: DNVN)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-5

Cây gỗ Purple Heart có thân to, tán rộng, cao từ 20-25m, đường kính thân có thể lên đến gần 1m. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của gỗ khá chậm, mất hơn 20 năm mới có thể tạo ra giá trị kinh tế.(Ảnh: DNVN)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-6
Gỗ cẩm tím thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và tại Việt Nam, gỗ cẩm tím được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.(Ảnh: Cormark International)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-7
Vì độ quý hiếm và giá thành cao, khoảng 121 triệu đồng/m3, gỗ cẩm tím thường bị giả mạo bởi các sản phẩm gỗ khác. (Ảnh: Woodworkers Source)
Loai go quy hon ngoc, co kha nang doi mau, Viet Nam cung co-Hinh-8
Các sản phẩm làm từ gỗ này trên thị trường Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Lào, Campuchia và Nam Phi.(Ảnh: Revolution Jewelry)

Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cây có hình dạng giống “đôi môi kiều nữ” ai cũng yêu.

Theo Đời sống
back to top