Xuất huyết tiêu hóa do dùng thuốc đau đầu

(khoahocdoisong.vn) - Khi bị đau đầu cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị, việc tự ý dùng có thể nguy hiểm tới tình mạng.

Chị Trần Phương A. (Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, mặt tái mét, đi ngoài ra máu… Bác sĩ chẩn đoán chị bị xuất huyết tiêu hóa phải truyền hơn 1 lít máu mới ổn định.

Nguyên nhân là do chị A hay bị đau đầu và mỗi lần đau chị lại tự mua thuốc uống, bất kể lúc no hay đói và thường dùng trong một thời gian dài.

Lời bàn: TS Nguyễn Văn Tuấn, Bệnh viện Quân y 103 khuyên, khi bị đau đầu cần đi khám để tìm nguyên nhân điều trị, việc tự ý dùng thuốc có thể nguy hiểm tới tình mạng.

Bởi trong thuốc đau đầu thường có hai thành phần là paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) và ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) nên có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và chống viêm nhanh.

Tuy nhiên, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ như gây rối loạn thần kinh (nhức đầu, chóng mặt), dị ứng ở da (nổi mẩn, ngứa), phù, rối loạn thị giác (nhìn mờ, rối loạn màu) …và  đặc biệt có tới 5 – 15% khi dùng thuốc gặp tai biến trên đường tiêu hóa: trướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôn, nặng hơn là làm loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày, ruột...

Vì vậy, dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

NH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top