Xây dựng kịch bản vỡ đập để phòng tránh

(khoahocdoisong.vn) - Giả thiết xảy ra sự cố vỡ đạp Hòa Bình thì theo tính toán mô hình thủy lực hai chiều, mức độ ngập tại môt số điểm ở Hà Nội rất cao. Nếu cả 3 đập Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cùng vỡ thì toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập.

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vỡ đập

Sáng sớm 28/5/2020, người dân phát hiện có hiện tượng rỉ nước trên thân đập Đầm Thìn, xã Cấp Dân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và báo chính quyền địa phương. Chính quyền đã tiến hành di dời các hộ dân vùng hạ lưu. Đến khoảng 7 giờ sáng đoạn đập vỡ rộng 6m. Đập Đầm Thìn được xây dựng năm 2008, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010, có sức chứa khoảng 600.000m3 nước, diện tích mặt nước hơn 15ha, cấp nước tưới cho 128ha vụ chiêm và 72ha vụ mùa.

Tổng cục Thủy lợi sau đó đã tổ chức buổi tọa đàm về kết quả Đề tài nghiên cứu an toàn đập ở thượng du Bắc Bộ. Các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi đã có những nghiên cứu bài bản, khoa học về an toàn đập trên hệ thống sông Hồng và đưa ra những kịch bản ứng phó tương ứng. Sông Hồng gồm có các nhánh sông chính là sông Đà, sông Thao và sông Lô, hợp lưu tại Việt Trì, sông Thao là dòng chính của sông Hồng và đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lạt, Trà Lý, Lạch Giang và cửa Đáy. Địa thế chung của hệ thống sông Hồng rất hiểm trở, có đến 47% có độ cao trên 1.000m, phần lớn nằm ở phía Tây của lưu vực thuộc hai nhánh lớn sông Đà và sông Thao, còn một phần nằm trên cao nguyên phía Bắc thuộc sông Lô. Do phần lớn diện tích là miền núi địa hình dốc nên dễ gây sạt lở, tập trung lũ nhanh trong mùa mưa bão.

Với số lượng và dung tích các hồ chứa đã được xây dựng trên địa phận Trung Quốc, trong điều kiện vận hành bình thường thì các hồ chứa không có nhiều ảnh hưởng đến công tác phòng chống lũ của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Tuy nhiên, khi có sự cố về các hồ chứa ở Trung Quốc (vỡ đập) có thể tác động đến hạ du Đồng bằng sông Hồng.

Đồng bằng sông Hồng có thể ngập trong nước

Kịch bản vỡ đập trên từng nhánh sông được các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi đưa ra. Đối với kịch bản vỡ đập Hòa Bình, khi xảy ra vỡ đập, dòng nước có vận tốc rất lớn, cách công trình 100km có thể lên đến 17m/s. Vận tốc dòng chảy trên sông luôn lớn hơn vận tốc 2m/s, vận tốc dòng chảy trên đồng bằng đạt đến 2m/s. Khi vỡ đập mực nước, lưu lượng dòng chảy trên sông Hồng tăng cao, gây nước dềnh lên các nhánh sông Cầu, Lục Nam và nước tràn ngược lên các nhánh sông Thao, Lô, Thương làm giảm khả năng thoát lũ cho các tuyến sông này. Chênh lệch mực nước tại các vị trí cầu giao thông lớn nhất là cầu Đuống lên đến hơn 1m, với cầu Chương Dương chỉ 3cm, và cầu Triều Dương là 20cm.

Khi sự cố gây vỡ đập Hòa Bình, lưu lượng tại Sơn Tây đạt 69.400m3/s, lưu lượng tại Hà Nội 61.592m3/s. Lưu lượng tại Thượng Cát trên sông Đuống đạt 14.100m3/s. Nước tràn qua đê, vị trí có cột nước tràn đê lớn nhất tại khu vực TP Hòa Bình, từ 2m trở lên. Tiếp đến là đoạn cuối Sông Đà từ cửa vào cống Cẩm Đình về hạ lưu, cột nước tràn từ 0.9 - 4.2m. Trên sông Hồng tại, Sơn Tây nước tràn 1.1m. Tính toán theo mô hình thủy lực 2 chiều, mức độ ngập tại một số điểm ở Hà Nội như tại Sơn Tây 18.4m, mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội, tại trung tâm quận Ba Đình ngập gần 1m. Trường hợp xảy ra vỡ đồng thời cả 3 đập (Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang), kết quả tính mô hình thủy lực 1 chiều, lưu lượng về đến Hà Nội khoảng 66.706m3/s. Khi đó sẽ gây ngập toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra các nguyên nhân gây vỡ đập trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình chủ yếu do lũ lớn vượt lũ thiết kế, động đất, sinh vật phá hoại thân đập, nứt gẫy thân đập, nền đập gây rò rỉ dẫn đến vỡ đập, kẹt cửa van khi vận hành chống lũ, sự phá hủy của con người. Khi xảy ra vỡ đập, dòng chảy tràn qua vết vỡ và chuyển động với vận tốc lớn về hạ lưu mất kiểm soát… gây nguy hiểm cho hạ lưu.

Cần có kế hoạch hành động khẩn cấp để ứng phó, có các biện pháp để phòng chống lũ do vỡ đập gây ra. Quan trắc số liệu thủy văn, đập, hồ chứa, theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định công trình, phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý; tổ chức kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa, kiểm định an toàn đập, phát hiện hư hỏng, xuống cấp, kịp thời xử lý; lập phương án phòng chống các tình huống vỡ đập cho công trình vùng hạ du đập…

Theo Đời sống
Chip Apple M4 có gì đặc biệt?

Chip Apple M4 có gì đặc biệt?

Theo thông tin từ Mark Gurman, Apple được cho là đang tăng tốc phát triển chip M4 thế hệ tiếp theo. Dòng chip này dự kiến trang bị trên máy Mac ra mắt cuối năm nay và được thiết kế để làm nổi bật khả năng xử lý AI.
back to top