Vì sao ngọn giáo của binh sĩ xưa luôn có tua đỏ?

Theo các sử gia, chùm tua đỏ gắn trên đầu cây thương không phải để trang trí hay phô trương, mà có tới 4 công dụng quan trọng. 

Trong thời đại binh khí lạnh, trước khi thuốc súng được phát minh, nhiều danh tướng đặc biệt ưa chuộng các loại vũ khí cán dài như thương, côn, đại đao. Tiêu biểu như Phương Thiên Họa Kích của Lã Bố, Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Vũ, Trượng Bát Xà Mâu của Trương Phi hay Long Đảm Thương của Triệu Vân. Trong số đó, "Hồng Anh Thương" (thương tua đỏ) nổi tiếng với trọng lượng nhẹ và sức sát thương cao, là vũ khí quen thuộc của nhiều danh tướng.

Nhiều người thắc mắc vì sao đầu thương lại được gắn thêm một chùm tua đỏ? Theo các sử gia, chùm tua đỏ không phải để trang trí hay phô trương, mà có tới 4 công dụng quan trọng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thủ thuật tâm lý chiến tinh tế

Đầu tiên, tua đỏ có tác dụng thu hút tầm nhìn. Nó giúp người cầm thương nhanh chóng xác định vị trí đầu thương khi di chuyển, tránh bị ảnh hưởng khả năng phán đoán do thân thương quá dài. Đồng thời, đối thủ cũng sẽ vô tình bị thu hút bởi tua đỏ, ảnh hưởng đến khả năng đánh giá vị trí thật của mũi thương, tạo cơ hội cho đòn đánh bất ngờ.

Công dụng thực tiễn trong chiến đấu

Thứ hai, tua đỏ có khả năng thấm hút mạnh, giúp hút khô máu địch dính trên thương trong lúc chiến đấu. Điều này ngăn máu chảy xuống cán thương, tránh ảnh hưởng đến lực đánh và khả năng cầm nắm của người dùng.

Tăng cường độ bền vũ khí

Thứ ba, tua đỏ còn đóng vai trò cố định, ngăn đầu thương và cán thương bị trượt ra khỏi vị trí.

Yếu tố tinh thần

Cuối cùng, trên chiến trường, tua đỏ còn là biểu tượng của khí thế. Trong cuộc chiến, không chỉ có võ nghệ và trang bị mà khí thế cũng quan trọng không kém. Khi quân sĩ bày trận, hàng loạt tua đỏ bay phấp phới trong gió tạo nên khí thế hùng hậu, thể hiện tinh thần chiến đấu cao. Màu đỏ còn là biểu tượng của chiến thắng khải hoàn.

Như vậy, một chi tiết tưởng chừng đơn giản như tua đỏ trên đầu thương lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tinh tế trong thiết kế vũ khí của người xưa, kết hợp cả yếu tố thực tiễn lẫn tâm lý chiến đấu.

Theo Đời sống
back to top